Nghiên cứu sắc phong ở đình thần đã được công nhận di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 27/11/2023
Sắc phong là loại văn thư của hoàng đế phong tặng cho các quan lại hoặc những người thân thích của họ tộc hay ban thần hiệu, phẩm tước, mỹ từ cho thần linh ở các đền đình của thôn làng. Đây là cách thức mà nhà vua nhân danh “thiên tử” tỏ ân uy của mình đối với bề tôi và cả giới thần linh.
Vấn đề nghiên cứu về sắc phong, mà cụ thể là sắc phong ở đình thần không phải là đề tài mới. Hoạt động này thường gắn với công tác lập hồ sơ di tích cho các địa phương của ngành văn hóa. Tuy nhiên đây chỉ là hoạt động riêng lẻ mang tính hành chính, chưa thể hệ thống để cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về sắc phong đình thần. Ở Đồng Tháp, thời gian gần đây đề tài về sắc phong nói riêng và về Hán Nôm nói chung cho tới thời điểm này (2023) bắt đầu được giới nghiên cứu chú ý, tiêu biểu:
- Bài viết “Sắc phong và đối tượng được ban sắc ở tỉnh Đồng Tháp” của tiến sĩ Đỗ Thị Hà Thơ ;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp” do phó giáo sư Lê Giang làm chủ nhiệm… Nhưng nhìn chung công trình này nói về sắc phong đình thần còn ít, chủ yếu là giới thiệu nên chưa phản ánh được một cách đầy đủ toàn diện về sắc phong, đặc biệt là sắc phong ở đình thần đã được công nhận di tích. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là sắc phong ở đình thần mang tính tâm linh nên bình thường sẽ khó tiếp cận được. Do có điều kiện tổng hợp được khá đầy đủ các bản văn sắc phong nên trong khả năng, chúng tôi chọn đề tài“Nghiên cứu sắc phong ở đình thần đã được công nhận di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, nhằm mụcđích giới thiệu, bổ khuyết và góp một phần nhỏ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực di sản Hán Nôm về sắc phong ở Đồng Tháp.
Xem trọn bộ tại đây
- Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ (1873-1945)
- ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945 ĐỌC SÁCH QUA TƯ LIỆU LƯU TRỮ
- KÊNH RẠCH GIÁ - HÀ TIÊN - MỘT CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KHẨN HOANG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN...
- MIẾU QUAN ĐẾ BIÊN HÒA (CHÙA ÔNG, THẤT PHỦ CỔ MIẾU) MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI QUA ĐỐI CHIẾU CÁC THƯ TỊCH...
- GHE BIỂN Ở GIA ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ
- MINH HƯƠNG XÃ KHÔNG PHẢI LÀ LÀNG MINH HƯƠNG
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN