Kiến thức lịch sử chung

NGÀY TẾT Ở TÂY NINH XƯA VÀ NAY

  • PHÍ THÀNH PHÁT
  • 30/01/2024

Đến những tháng cuối năm (tính theo nông lịch), các sinh hoạt chuẩn bị cho ngày tết dần được bắt đầu sôi nổi, theo kinh nghiệm dân gian, cuối tháng 9 cắt đọt bông trang, 20 tháng 10 ngắt lá bông giấy, rằm tháng 11 trồng bông vạn thọ, đầu tháng chạp đi chạp mộ, tới rằm thì lặt lá mai, qua 23 đưa ông Táo, 25 đưa ông bà, lối 28, 29 gói bánh tét, đi chợ tết, chợ bông, đến 30 rước ông bà và đón giao thừa. Từ ngày 23 tháng chạp theo sau ngày bà con mình còn quen gọi kèm theo chữ “tết”.

23 tết, nhà nhà cúng đưa ông Táo về chầu trời. Lễ vật cúng ông Táo ở Tây Ninh rất bình dân, gồm có bình bông thọ, dĩa trái cây, dĩa thèo lèo cứt chuột, xôi, chè, trà nước, nhang, đèn, bộ giấy cúng ông Táo có “cò bay ngựa chạy” theo nghĩa ngựa chở ông Táo đi đường bộ, rồi cưỡi cò bay về trời. Cúng ông Táo thường có đồ ngọt với ngụ ý của gia chủ mong rằng ông Táo về trời tấu trình những lời ngọt ngào, những việc tốt, việc hay của gia đình trước Ngọc Đế để ngài ban phước. Trong ngày này, ở đình các cụ cũng bày trà nước, bánh mứt, hoa quả đưa thần (có đình đưa vào 25 tết), ở các chùa cũng thực hiện nghi thức tống chư thiên.

Từ 24 tết, các công việc chuẩn bị đón tết dần sôi nổi hơn như chùi lư đồng, dọn dẹp, mua sắm trang hoàng nhà cửa, làm bánh mứt, muối dưa, cắt kiệu, lột tôm phơi khô,… tiểu thương dọn hàng bánh mứt ra chợ bán, chợ hoa cũng đông dần người bán, người mua, có những chuyến hàng chở hoa từ miền Tây lên bán, thích nhất chợ hoa thành phố Tây Ninh với cảnh trên bến dưới thuyền ở khu vực cầu Quan (rạch Tây Ninh).

Xem trọn bộ tại đây

PHÍ THÀNH PHÁT


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402902