Chợ nổi miền Tây (Nxb Thanh niên, 2023, 240 trang) giới thiệu nguyên nhân ra đời và lợi ích, đặc điểm vị trí, quy mô không gian, đặc điểm kinh doanh, dịch vụ, phương thức mua bán, trao đổi của các chợ nổi ở Tây Nam Bộ như…
Có người ví von rằng cá linh là món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây là một loài cá trắng có vẩy nhỏ, xuất hiện quanh năm ở miền sông nước nhưng nhiều nhất vào...
Nhà vuông là ngôi nhà có mặt bằng hình vuông, bốn phía không có vách, có trang thờ Tiên Sư ở giữa nhà, hiểu là các “bậc thầy đời trước” trong xóm ấp. Có thể đây là biến thể của tục thờ văn chỉ ở miền Bắc. Nhà vuông là nơi hội họp của dân ấp, trụ sở làm việc của chức việc ấp và cũng là....
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG NGÔI CHÙA VIỆT Ở TÂY NINH
Vùng đất Tây Ninh trực thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn tỉnh Gia Định. Theo chân cuộc Nam tiến, các nhà sư đã mang Phật giáo đến vùng đất mới. Sau khi thiết lập được cơ cấu hành chính tại Gia Định, Phật giáo đã lan tỏa sang nhiều vùng khác ở Nam Bộ....
“Trên đời có bốn cái ngu Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” Ông bà xưa từng đúc kết bốn cái ngu như vậy. Về cái ngu gác cu nói trên, một “nhà gác cu” chuyên nghiệp biện minh: “…Người ta thích gác cu không chỉ vì thịt cu ngon hay vì dụng ý nào khác mà vì mê khúc nhạc của loài cu, loại phi cầm được quý mến vì đã mang lại cho họ niềm vui bất tận… Một thú vui tao nhã!” Trước khi nghiên cứu xem niềm vui lớn ấy ra sao, chúng ta thử tìm hiểu về thế giới loài cu, rồi quá trình đi gác cu thế nào mà khiến người thực hiện mê mẫn đến như thế, dù họ luôn bị người đời cho đó là một trong 4 cái ngu trên đời.
Dưới thời các chúa Nguyễn, Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong, rồi Huế từng là một thuở kinh đô dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Do đó, Huế từng là trung tâm hội tụ tinh hoa của những người thợ thủ công Việt Nam với hàng ngàn người thợ tài hoa tinh xảo hoạt động trong các tượng cục như thợ vàng gọi là Nội kim tượng cục; cục thợ bạc gọi là Ngân tượng ty; cục thợ sơn son là Tất tượng; cục thợ đúc gọi là Chú tượng ty; cục thợ nề gọi là Nê ngõa tượng cục…ngoài việc phục vụ cho triều đình thì những người thợ còn có cơ hội hành nghề phục vụ quần chúng nhân dân. Trong đời sống nghề nghiệp, người Huế quan niệm rằng nghề nào cũng có tôn sư, tổ sư hay thánh sư của nghề ấy. Hàng năm vào những ngày định kỳ húy nhật của tổ sư, hay là ngày cúng tổ tất niên của Tết Huế thì các phường thợ thủ công ở Huế đều tổ chức lễ cúng Tổ nghề một cách long trọng. Ngày trước, theo chế độ tượng cục của triều đình, mỗi tượng cục đều có một tổ đường chung để thờ tổ sư. Nhưng từ khi triều Nguyễn cáo chung, tượng cục tan rã. Tuy vậy, thợ thủ công Huế vẫn phát triển ngày càng nhiều nhưng không còn cố kết một nơi thờ chung nữa, mà cúng Tổ nghề ngay ở nhà thầy mình, nhà thợ cả. Riêng nghề thợ nề chỉ còn tổ đường Nê ngõa tượng cục tại làng Địa Linh, phường Hương Vinh, thành phố Huế, đền chính thờ Tổ thợ nề ở Huế, là còn được thờ chính thức. Hằng năm, trước và sau Tết nguyên đán, tức là từ đông chí đến hết mùa xuân, thợ thầy trong tất cả các nghề ở Huế có lễ cúng Tổ nghề nhằm để tỏ lòng tri ân những bậc tôn sư, tổ sư, thánh sư. Đồng thời cầu mong cho một năm mới làm ăn công việc được trôi chảy, thợ thầy đều được sức khỏe, an toàn trong lao động và hanh thông trong cuộc sống với nghề mà mình đã chọn. Và lễ cúng Tổ nghề Tết Huế cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc trong chiến lược bảo tồn và phát triển để Huế trở thành một đô thị di sản mang nét đặc trưng của Việt Nam.
Tục cúng việc lề của người Việt Ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
An Giang là vùng đất mới trong hành trình Nam tiến khai hoang lập làng của người Việt từ thế kỷ XVII. Trên bước đường phiêu bạt sinh sống, từng gia đình, dòng tộc đã hình thành những nét văn hóa mới, trong đó có những dạng thức tín ngưỡng, lễ cúng,… tưởng nhớ người đã ngã xuống trên hành trình Nam tiến và tình cảm đối với tổ tiên gia tộc ở cố hương. Tín ngưỡng và tục cúng Việc lề của người Việt vùng Nam Bộ ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội, tâm thức hoài cảm di dân định cư. Với những giá trị lịch sử văn hóa, cúng Việc lề đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia . Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở mỗi địa phương vùng Nam Bộ sẽ góp phần quan trọng gìn giữ giá trị văn hóa ra đời hàng trăm năm; bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về tục cúng Việc lề. Cộng đồng người Việt ở Thoại Sơn, tỉnh An Giang hình thành trong bối cảnh khẩn hoang lập làng vùng Tây Nam Bộ, trong đó, tập trung đông nhất vào giai đoạn Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại thực hiện công trình đào kinh Đông Xuyên (kinh Thoại Hà) vào năm 1818. Sự xuất hiện nhóm cư dân người Việt ở Thoại Sơn qua các giai đoạn lịch sử cũng đồng thời hình thành tín ngưỡng - tục cúng Việc lề. Nhiều tộc họ ở huyện Thoại Sơn ngày nay nối tiếp truyền thống gia đình, gia tộc, hàng năm tổ chức cúng Việc lề, xem đây là lễ cúng quan trọng của gia đình, gia tộc. Nghiên cứu tục cúng Việc lề ở huyện Thoại Sơn một mặt bổ sung nguồn tài liệu về văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở Nam Bộ, mặt khác, đây là bước khởi đầu cho ý tưởng nghiên cứu tổng thể về văn hóa tín ngưỡng này trên vùng đất An Giang.
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Dương qua di tích lịch sử
Tỉnh Bình Dương có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, ghi dấu những chiến công oanh liệt mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trải qua. Các di tích lịch sử có giá trị to lớn về nhiều mặt, gợi nhắc chúng ta sống ở hiện tại không được quên quá khứ. Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung càng trở nên cấp thiết. Sử dụng các Di tích lịch sử văn hóa nói chung, Di tích lịch sử - cách mạng nói riêng, nhất là trong dạy học môn Lịch sử ở các trường học hiện nay sẽ là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. 1. Hệ thống một vài di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Bình Dương Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy. Minh chứng cho tính chính nghĩa, vì mục đích cao cả của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng nhằm thức tỉnh lương tri của người yêu hòa bình và tiến bộ trên thế giới đồng cảm một cách sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta thời kỳ đã qua và công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sau chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa, quá khứ đã dần khép lại nhưng lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc sẽ còn tồn tại mãi, là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ sau tiếp bước. Những chứng tích còn lưu dấu hôm nay cùng những trang sử gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng này chính là nơi giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông một cách tốt nhất cho những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Mỗi di tích lịch sử ở Bình Dương mang một dấu ấn riêng, lưu giữ, ghi dấu những sự kiện lịch sử khác nhau, nhưng tựu trung lại hệ thống di tích đó đều bao quát và phản ánh những nội dung cơ bản về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể trình bày đầy đủ nội dung, ý nghĩa giáo dục của tất cả các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.