Kiến thức lịch sử chung

Khảo sát tốc độ bồi đắp khu vực Cù Lao Dung

Tóm tắt: Cù Lao Dung là một cù lao lớn nằm trên sông Hậu, được hình thành từ các cù lao trong lịch sử. Đó là sự hợp nhất của các cù lao lớn như cù lao Dung, cù lao Cồng Cộc, cù lao Tròn, cù lao Nai. Theo thời gian, các cù lao dưới tác động bồi đắp của phù sa sông Hậu, các cù lao liên kết lại với nhau và tạo thành một cù lao rộng lớn ngày nay, đó chính là phần đất liền huyện Cù Lao Dung. Từ kết quả khảo sát cho thấy Cù Lao Dung ngày càng phát triển ra biển và vùng bồi đắp nhanh chóng nhất nằm ở phía đông nam khu vực, lên đến 55,40m/năm. Và từ các kết quả khảo sát đó, có thể xác định được quá trình hình thành đất liền của Cù Lao Dung theo thời gian, cũng từ đó giúp chính quyền có những quy hoạch, xây dựng hạ tầng, định hướng phát triển vùng ven biển phù hợp với quy luật bồi đắp của khu vực.

Xem chi tiết


NƯỚC MẮM - MỘT THỨ GIA VỊ ĐẶC BIỆT

Từ điển tiếng Việt ghi: “Nước mắm là dung dịch mặn, có vị ngọt đậm rút từ cá muối ra, dùng để chấm hay nêm thức ăn”.


HAI CUỐN SÁCH VỀ MIỀN TÂY

Chợ nổi miền Tây (Nxb Thanh niên, 2023, 240 trang) giới thiệu nguyên nhân ra đời và lợi ích, đặc điểm vị trí, quy mô không gian, đặc điểm kinh doanh, dịch vụ, phương thức mua bán, trao đổi của các chợ nổi ở Tây Nam Bộ như…


MÙA CÁ LINH

Có người ví von rằng cá linh là món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây là một loài cá trắng có vẩy nhỏ, xuất hiện quanh năm ở miền sông nước nhưng nhiều nhất vào...


NHÀ VUÔNG Ở HUYỆN HÓC MÔN

Nhà vuông là ngôi nhà có mặt bằng hình vuông, bốn phía không có vách, có trang thờ Tiên Sư ở giữa nhà, hiểu là các “bậc thầy đời trước” trong xóm ấp. Có thể đây là biến thể của tục thờ văn chỉ ở miền Bắc. Nhà vuông là nơi hội họp của dân ấp, trụ sở làm việc của chức việc ấp và cũng là....


TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG NGÔI CHÙA VIỆT Ở TÂY NINH

Vùng đất Tây Ninh trực thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn tỉnh Gia Định. Theo chân cuộc Nam tiến, các nhà sư đã mang Phật giáo đến vùng đất mới. Sau khi thiết lập được cơ cấu hành chính tại Gia Định, Phật giáo đã lan tỏa sang nhiều vùng khác ở Nam Bộ....


Lạm bàn về cái ngu thứ ba

“Trên đời có bốn cái ngu Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” Ông bà xưa từng đúc kết bốn cái ngu như vậy. Về cái ngu gác cu nói trên, một “nhà gác cu” chuyên nghiệp biện minh: “…Người ta thích gác cu không chỉ vì thịt cu ngon hay vì dụng ý nào khác mà vì mê khúc nhạc của loài cu, loại phi cầm được quý mến vì đã mang lại cho họ niềm vui bất tận… Một thú vui tao nhã!” Trước khi nghiên cứu xem niềm vui lớn ấy ra sao, chúng ta thử tìm hiểu về thế giới loài cu, rồi quá trình đi gác cu thế nào mà khiến người thực hiện mê mẫn đến như thế, dù họ luôn bị người đời cho đó là một trong 4 cái ngu trên đời.


Lễ cúng tổ nghề Tết Huế

Dưới thời các chúa Nguyễn, Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong, rồi Huế từng là một thuở kinh đô dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Do đó, Huế từng là trung tâm hội tụ tinh hoa của những người thợ thủ công Việt Nam với hàng ngàn người thợ tài hoa tinh xảo hoạt động trong các tượng cục như thợ vàng gọi là Nội kim tượng cục; cục thợ bạc gọi là Ngân tượng ty; cục thợ sơn son là Tất tượng; cục thợ đúc gọi là Chú tượng ty; cục thợ nề gọi là Nê ngõa tượng cục…ngoài việc phục vụ cho triều đình thì những người thợ còn có cơ hội hành nghề phục vụ quần chúng nhân dân. Trong đời sống nghề nghiệp, người Huế quan niệm rằng nghề nào cũng có tôn sư, tổ sư hay thánh sư của nghề ấy. Hàng năm vào những ngày định kỳ húy nhật của tổ sư, hay là ngày cúng tổ tất niên của Tết Huế thì các phường thợ thủ công ở Huế đều tổ chức lễ cúng Tổ nghề một cách long trọng. Ngày trước, theo chế độ tượng cục của triều đình, mỗi tượng cục đều có một tổ đường chung để thờ tổ sư. Nhưng từ khi triều Nguyễn cáo chung, tượng cục tan rã. Tuy vậy, thợ thủ công Huế vẫn phát triển ngày càng nhiều nhưng không còn cố kết một nơi thờ chung nữa, mà cúng Tổ nghề ngay ở nhà thầy mình, nhà thợ cả. Riêng nghề thợ nề chỉ còn tổ đường Nê ngõa tượng cục tại làng Địa Linh, phường Hương Vinh, thành phố Huế, đền chính thờ Tổ thợ nề ở Huế, là còn được thờ chính thức. Hằng năm, trước và sau Tết nguyên đán, tức là từ đông chí đến hết mùa xuân, thợ thầy trong tất cả các nghề ở Huế có lễ cúng Tổ nghề nhằm để tỏ lòng tri ân những bậc tôn sư, tổ sư, thánh sư. Đồng thời cầu mong cho một năm mới làm ăn công việc được trôi chảy, thợ thầy đều được sức khỏe, an toàn trong lao động và hanh thông trong cuộc sống với nghề mà mình đã chọn. Và lễ cúng Tổ nghề Tết Huế cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc trong chiến lược bảo tồn và phát triển để Huế trở thành một đô thị di sản mang nét đặc trưng của Việt Nam.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373109