Kiến thức lịch sử chung

Tục cúng việc lề của người Việt Ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

An Giang là vùng đất mới trong hành trình Nam tiến khai hoang lập làng của người Việt từ thế kỷ XVII. Trên bước đường phiêu bạt sinh sống, từng gia đình, dòng tộc đã hình thành những nét văn hóa mới, trong đó có những dạng thức tín ngưỡng, lễ cúng,… tưởng nhớ người đã ngã xuống trên hành trình Nam tiến và tình cảm đối với tổ tiên gia tộc ở cố hương. Tín ngưỡng và tục cúng Việc lề của người Việt vùng Nam Bộ ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội, tâm thức hoài cảm di dân định cư. Với những giá trị lịch sử văn hóa, cúng Việc lề đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia . Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở mỗi địa phương vùng Nam Bộ sẽ góp phần quan trọng gìn giữ giá trị văn hóa ra đời hàng trăm năm; bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về tục cúng Việc lề. Cộng đồng người Việt ở Thoại Sơn, tỉnh An Giang hình thành trong bối cảnh khẩn hoang lập làng vùng Tây Nam Bộ, trong đó, tập trung đông nhất vào giai đoạn Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại thực hiện công trình đào kinh Đông Xuyên (kinh Thoại Hà) vào năm 1818. Sự xuất hiện nhóm cư dân người Việt ở Thoại Sơn qua các giai đoạn lịch sử cũng đồng thời hình thành tín ngưỡng - tục cúng Việc lề. Nhiều tộc họ ở huyện Thoại Sơn ngày nay nối tiếp truyền thống gia đình, gia tộc, hàng năm tổ chức cúng Việc lề, xem đây là lễ cúng quan trọng của gia đình, gia tộc. Nghiên cứu tục cúng Việc lề ở huyện Thoại Sơn một mặt bổ sung nguồn tài liệu về văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở Nam Bộ, mặt khác, đây là bước khởi đầu cho ý tưởng nghiên cứu tổng thể về văn hóa tín ngưỡng này trên vùng đất An Giang.

Xem chi tiết


Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Dương qua di tích lịch sử

Tỉnh Bình Dương có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, ghi dấu những chiến công oanh liệt mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trải qua. Các di tích lịch sử có giá trị to lớn về nhiều mặt, gợi nhắc chúng ta sống ở hiện tại không được quên quá khứ. Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung càng trở nên cấp thiết. Sử dụng các Di tích lịch sử văn hóa nói chung, Di tích lịch sử - cách mạng nói riêng, nhất là trong dạy học môn Lịch sử ở các trường học hiện nay sẽ là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. 1. Hệ thống một vài di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Bình Dương Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy. Minh chứng cho tính chính nghĩa, vì mục đích cao cả của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng nhằm thức tỉnh lương tri của người yêu hòa bình và tiến bộ trên thế giới đồng cảm một cách sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta thời kỳ đã qua và công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sau chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa, quá khứ đã dần khép lại nhưng lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc sẽ còn tồn tại mãi, là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ sau tiếp bước. Những chứng tích còn lưu dấu hôm nay cùng những trang sử gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng này chính là nơi giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông một cách tốt nhất cho những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Mỗi di tích lịch sử ở Bình Dương mang một dấu ấn riêng, lưu giữ, ghi dấu những sự kiện lịch sử khác nhau, nhưng tựu trung lại hệ thống di tích đó đều bao quát và phản ánh những nội dung cơ bản về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể trình bày đầy đủ nội dung, ý nghĩa giáo dục của tất cả các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Du lịch di sản trong phát triển du lịch ở Long An

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam Bộ nối liền cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An lại thuộc khu vực địa lý của Đông Nam Bộ với cấu tạo địa chất và lưu vực sông Vàm Cỏ . Đây là vùng đất chuyển tiếp giữa phù sa cổ ở Đông Nam Bộ và phù sa mới ở Tây Nam Bộ . 1. Di sản văn hóa - nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Long An Long An là địa phương có tài nguyên du lịch khá đa dạng và phong phú, từ tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan, khí hậu, sinh thái…) cho đến tài nguyên du lịch nhân văn (di tích, lễ hội, nghề truyền thống…). Ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa này đã sản sinh ra nhiều di sản văn hóa, với rất nhiều di tích đã công nhận và chưa công nhận. Từ cách đây 4.000 năm, khi châu thổ sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ hình thành, thì đã có những cư dân cổ từ vùng đất cao Đông Nam Bộ đến khai phá vùng đất này. Từ đầu những năm đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện, khai quật nhiều di tích thời Tiền sử ở Long An. Sau năm 1975, đã có thêm nhiều di tích được khai quật, nghiên cứu với sự hợp tác của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều di tích thời Tiền sử phân bố dọc theo hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây như An Sơn, Lộc Giang, Gò Cao Su, Rạch Rừng, Cổ Sơn Tự… thuộc nền văn hóa Óc Eo với 45 cụm di tích (120 di tích khảo cổ).


Tục Thờ Táo Quân Và Nghề Làm Ông Táo Ở Huế

Đất - Nước và Lửa là ba biểu tượng văn hóa mà bất cứ một dân tộc, quốc gia hay tôn giáo nào trên thế giới đều có những cách thể hiện riêng. Trong đó: - Đất: Tượng trưng cho chức năng người mẹ, đất cho và lấy lại sự sống. Với tính thiêng liêng ấy, với vai trò người mẹ ấy, đất can thiệp vào đời sống xã hội như là một đảm bảo cho các lời thề. Nếu lời thề là mối ràng buộc cốt tử của cộng đồng, thì đất là mẹ và vú nuôi của toàn xã hội. - Nước: Là nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. - Lửa: Là biểu tượng thần thánh, là vị thần sống và tư duy, tượng trưng cho hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tẩy uế và soi sáng( ). Xét trên phương diện văn hóa của ba biểu tượng này thì chúng tôi thấy, tượng Ông Táo trong mỗi gia đình người Việt đã là sự hội tụ của Đất - Nước và Lửa. Bởi vì qua câu chuyện dưới đây và qua quy trình làm tượng Ông Táo ở làng Địa Linh, phường Hương Vinh, thành phố Huế chúng ta sẽ thấu hiểu được điều đó.


Bước Đầu Nghiên Cứu Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Cộng Đồng Thiên Chúa Giáo Ở An Giang Từ Thế Kỷ XVIII Đến Đầu Thế Kỷ XX

Hành trình khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng có đóng góp quan trọng của tôn giáo. Tín đồ tôn giáo với sức mạnh tinh thần và nhu cầu vật chất đã di cư đến vùng đất mới khẩn hoang lập làng, tập hợp thêm nhiều tín đồ đến sinh sống. Cộng đồng cư dân - tín đồ tôn giáo càng đông thì quá trình mở mang bờ cõi và xác lập chủ quyền, bảo vệ vùng đất mới của chúa Nguyễn và triều Nguyễn ở An Giang diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bên cạnh phương diện lịch sử, việc nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng tôn giáo ở một vùng đất còn cho thấy bối cảnh cộng sinh đa văn hóa của các tộc người. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển cộng đồng Thiên Chúa giáo ở An Giang từ thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX.


Nơi lưu giữ bảo vật hoàng gia Champa

Tại làng Tịnh Mỹ dọc theo quốc lộ IA - tên Cham là Plei Canar, một làng Chăm Ahier (Bà la môn), xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách quốc lộ IA vài chục mét là ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Thềm, một di duệ của hoàng tộc Champa. Người dân nơi đây còn gọi một cách kính trọng là “Nai Thềm” - Bà công chúa Thềm. Bà sinh năm 1911, qua đời năm 1995, tên họ do nhà Nguyễn ban “quốc tính”. Theo văn hóa mẫu hệ, con gái của Bà thừa kế ngôi nhà và cổ vật hoàng gia.


Một Số Sự Kiện Của Sử Chân Lạp

Trong lịch sử, quan hệ giữa Chân Lạp với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong diễn ra khá phức tạp. Khi thì triều đình Oudong thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt, vừa thân Việt vừa hòa hảo với Xiêm. Trong mối tương quan đó, khảo sát sử Chân Lạp đối chiếu với sử Việt có một số sự kiện không đồng nhất. Sự kiện gả hoàng nữ và cho “mượn” Prey Nokor, Kas Probey năm 1623 Theo Niên giám Campuchia, năm 1618, Chey Chetta II lên ngôi. Là người chủ trương thực hiện đường lối “thoát Xiêm”, Quốc vương đã xóa bỏ những ràng buộc của Xiêm triều, từ chối xưng thần và dời kinh đô từ Lovea Em về Oudong. Đồng thời để quân Xiêm không dám quấy nhiễu nữa, “Quốc vương Chey Chetta II cưới một Công Chúa Việt Nam hầu dựa vào thế lực của Triều đình Huế” [2,152]. Cuộc hôn nhân chính trị này đã giúp Chân Lạp đánh bại quân Xiêm ở Bârribaur, Rantei-Meas. Tập Niên giám viết tay ở Thư viện Hoàng gia Chân Lạp triều Chey Chetta II, trang 369 chép: “Năm 2169 Phật lịch, tức là năm 1623 Dương lịch, một Sứ giả của Vua Annam dâng lên cho Vua Cao Miên Chey Chetta một phong thư, trong đó Vua Annam ngỏ ý “mượn” của Cao Miên xứ Prey Nokor và Kas Krobey để đặt làm nơi thâu quan thuế. Vua Chey Chetta sau khi tham khảo ý kiến của đình thần đã chấp thuận lời yêu cầu trên và phúc thư cho Vua Annam biết. Vua An nam bèn ra lệnh cho quan chức đặt Sở quan thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó bắt đầu thâu quan thuế” [2,154].


Lễ Hội Làm Chay (Thị Trấn Tầm Vu, Huyện Châu Thành) Trong Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Long An

1. Nguồn gốc lễ hội Làm chay Lễ hội Làm chay là tên gọi hiện nay của lệ Làm chay xưa, vốn được đọc trại âm từ lễ Trai đàn, trong đó “trai đàn” là thiết lập đàn tràng trang nghiêm, thanh tịnh với các khoa nghi ứng phú của Phật giáo cầu âm siêu dương thới. Gắn liền với lễ hội làm chay ở Tầm Vu có hai truyền thuyết được kể trong dân gian. Truyền thuyết đầu kể rằng, trước đây vào buổi trưa học trò ở gần chợ Tầm Vu thường ra chơi ở nhà lồng chợ. Một bữa trưa vào giờ chánh Ngọ, bất thình lình nhà lồng chợ sập đổ. Rất may hôm đó không hiểu sao, học trò lại không ra nhà lồng chợ chơi. Do đó, không bị xảy ra thiệt hại về người. Sau đó, dân làng tổ chức lễ trai đàn để xua đuổi ma quỷ, giải thoát Cô hồn còn lẩn quất tại đây, nguyên nhân kỳ bí tạo ra vụ sập chợ, sau trở thành lệ Làm chay hằng năm duy trì cho đến ngày nay.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24385930