NƯỚC MẮM - MỘT THỨ GIA VỊ ĐẶC BIỆT
- 27/11/2023
Từ điển tiếng Việt ghi: “Nước mắm là dung dịch mặn, có vị ngọt đậm rút từ cá muối ra, dùng để chấm hay nêm thức ăn”.
Đây có thể coi như một loại thực phẩm độc đáo của người Việt, nó làm nên bản sắc ẩm thực của dân tộc. Nước mắm là một thứ gia vị đặc biệt, hết sức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam từ thôn quê ra đến thành thị.
Trong bữa ăn Việt thì không thể thiếu cơm và nước chấm. Có nhiều thứ nước chấm như tàu vị yểu, nước tương đậu nành… nhưng loại nước chấm độc đáo nhất là nước mắm (người phương tây phiên âm nuke – mum).
Người ta phân biệt 2 loại nước mắm: nước mắm biển và nước mắm đồng để nói lên nguồn gốc của nguyên liệu là cá biển hay cá đồng. Còn về cách chế biến thì có 2 hình thức là nước mắm nhỉ và nước mắm nấu.
Nước mắm nhỉ được sản xuất với qui mô lớn ở nhiều vùng miền trên cả nước, còn nước mắm nấu chỉ quanh quẩn ở các vùng quê. Ở Tây nam bộ có lượng cá hàng năm rất lớn do mùa lũ ở lưu vực sông Cửu Long mang lại. Đến tháng 10 AL hàng năm là mùa lũ rút, cá các loại kéo nhau ra sông, nhiều nhất là con cá linh. Người ta xây rọ, đóng đáy, làm vó… để bắt cá với số lượng lớn. Các chủ rọ, chủ đáy phần lớn bán cá nguyên liệu cho các hãng nước mắm. Ngoài ra, người dân quanh vùng tranh thủ lúc giá rẻ mua về làm khô, làm mắm, ủ nước mắm… để ăn quanh năm cũng khá nhiều.
Xem trọn bộ tại đây
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ
- DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NAM KỲ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUỐC LỘ 20
- ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
- TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
- VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY