Kiến thức lịch sử chung

Khảo sát tốc độ bồi đắp khu vực Cù Lao Dung

  • CÙ THỊ DUNG - TRƯỜNG THÀNH
  • 27/11/2023

 

Tóm tắt: Cù Lao Dung là một cù lao lớn nằm trên sông Hậu, được hình thành từ các cù lao trong lịch sử. Đó là sự hợp nhất của các cù lao lớn như cù lao Dung, cù lao Cồng Cộc, cù lao Tròn, cù lao Nai. Theo thời gian, các cù lao dưới tác động bồi đắp của phù sa sông Hậu, các cù lao liên kết lại với nhau và tạo thành một cù lao rộng lớn ngày nay, đó chính là phần đất liền huyện Cù Lao Dung. Từ kết quả khảo sát cho thấy Cù Lao Dung ngày càng phát triển ra biển và vùng bồi đắp nhanh chóng nhất nằm ở phía đông nam khu vực, lên đến 55,40m/năm. Và từ các kết quả khảo sát đó, có thể xác định được quá trình hình thành đất liền của Cù Lao Dung theo thời gian, cũng từ đó giúp chính quyền có những quy hoạch, xây dựng hạ tầng, định hướng phát triển vùng ven biển phù hợp với quy luật bồi đắp của khu vực.

 

1. Đặt vấn đề

 

Huyện Cù Lao Dung là một huyện non trẻ của tỉnh Sóc Trăng, được thành lập vào năm 2002, trên cơ sở các cù lao nằm hạ nguồn sông Hậu. Để hiểu rõ hơn cấu trúc của Cù Lao Dung trong lịch sử và tốc độ bồi đắp của khu vực, chuyên khảo sử dụng các nguồn tài liệu đương thời, khảo sát quá trình biến đổi về mặt diện tích của Cù Lao Dung, với các tác động bồi xói theo thời gian, góp phần làm nên một vùng đất Cù Lao Dung rộng lớn hôm nay. Kết quả tính toán của chuyên khảo, sẽ đối chiếu với các kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới về tốc độ bồi đắp vùng Cù Lao Dung. Đó là một nguồn tư liệu cần thiết dùng để phục vụ quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hay định hướng phát triển kinh tế khu vực cho phù hợp với quy luật bồi đắp vùng Cù Lao Dung trong quá khứ và tương lai. 

 
2.  Quá trình biến đổi diện tích Cù Lao Dung năm 1888 đến nay  
 
Theo các tư liệu lịch sử, sơ bộ chúng ta xác định được quy mô khu vực nghiên cứu. Cụ thể theo mô tả năm 1806 của Lê Quang Định cho biết, Cù Lao Dung có quy mô kéo dài từ rạch Tham Đắng (nay là rạch Đùi) đến rạch Ngang Rô (nay là kênh So Đũa), qua đo đạc thực tế ngày nay thì cự ly giữa hai con rạch này là 27km. Kiểm tra chiều dài Cù Lao Dung theo mô tả của Lê Quang Định (năm 1806) có tổng chiều dài từ rạch Tham Đắng đến rạch Ngang Rô dài 12.680 tầm (26,88km), là khá phù hợp với cự ly đo đạc theo ngày nay (27km). Như vậy vào năm 1806 Cù Lao Dung dài khoảng 27km và các mô tả sau của Trịnh Hoài Đức (1820) hay Quốc sử quán triều Nguyễn (giữa thế kỷ XIX) đều cho thấy quy mô này, dù chiều dài xác định chỉ 35 dặm (quy đổi theo Trương Vĩnh Ký, 1 dặm tương đương 270 tầm4, thì quy đổi ra khoảng 20km). Trên thực tế ngày nay, Cù Lao Dung có chiều dài lớn nhất từ mũi cù lao đến đuôi cù lao ở biển là 35km. Tính riêng từ rạch Ngang Rô (Kênh So Đũa ngày nay) về đến đuôi cù lao là 8,6km, đây chính là phần cù lao được bồi đắp từ năm 1806 đến nay (năm 2023). Tính tốc độ bồi đắp hạ lưu Cù Lao Dung từ 1806 đến nay (217 năm) với chiều dài 8,6km, cho thấy trung bình hàng năm Cù Lao Dung được bồi đắp ra biển gần 40m/ năm. Theo kết quả khảo sát trong vòng 217 năm, đầu cù lao bị xói khoảng 1km, tính ra tốc độ xói trung bình chỉ đạt gần 5m/năm. So sánh tốc độ bồi hàng năm lên đến 40m/năm thì tốc độ xói chỉ đạt 5m/năm. Như vậy trung bình hàng năm Cù Lao Dung được bồi tụ vùng hạ lưu khoảng 40m/năm và đây là một tốc độ bồi tụ rất lớn. Theo các nhà khoa học hiện nay thì khu vực đường bờ biển khu vực này có xu hướng bồi tụ và xói lở tùy giai đoạn: “Đường bờ phía đông châu thổ, đoạn từ Vũng Tàu tới mũi Cà Mau là khá biến động, xen kẽ tình trạng bồi tụ và xói lở theo mùa”.
 

Xem trọn bộ tại đây

CÙ THỊ DUNG - TRƯỜNG THÀNH


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402376