Đất, Người Bình Dương

Giả lái buôn, thầy Võ đất Tân Khánh thử sức võ sư trên đất khách

Giả lái buôn, thầy Võ đất Tân Khánh thử sức võ sư trên đất khách

Xem chi tiết


Đặc điểm văn hóa người Bình Dương qua tư liệu lịch sử

Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên khá đa dạng: Rừng núi, sông suối, hồ nước... tạo nên nhiều cảnh quan đẹp với những vườn cây trái nổi tiếng như: Sầu riêng, măng cụt, bưởi... thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Trong quá trình hình thành và phát triển, người dân Bình Dương đã tạo nên các di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử…Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ và đặc biệt là các công trình kiến trúc nhà cổ bằng gỗ lâu đời…các làng nghề truyền thống như: Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ,... Bình Dương nằm gần khu vực đã và đang phát triển thành các trung tâm về đô thị, dịch vụ và những khu công nghiệp rộng lớn của hai địa bàn giáp ranh là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai… Đó là những điều kiện để hình thành đặc điểm văn hóa của Người Bình Dương.


Chuyện ông Đước đại náo Mai Hoa Thung - Khẳng định oai danh làng Võ Tân Khánh – Bà Trà

Hôm nay là ngày kỳ hẹn của làng võ Tân Khánh-Bà Trà phá trận Mai Hoa Thung của võ sư Mã Định. Hàng trăm người đổ xô tới lò chén Chòm Sao để xem cho mãn nhãn cuộc thư hùng này. Có cả nhiều người từ miệt Sài Gòn – Chợ Lớn, náo nức đến. Một số người xầm xì rằng: “Mã Định là một cao đồ của phái Thiếu Lâm Tự giả dạng mãi võ, chắc bị bộ hạ thầy Cai Tổng Thêm bức hiếp, nên bày trận đánh một phen cho bỏ ghét. Sợ dân Tân Khánh sẽ mang thảm bại, bởi làm sao địch nổi Mã Định – một hảo thủ trong môn phái từng làm kinh khiếp thế giới về môn võ thuật!”.


Chùa Sùng Đức, Dầu Tiếng, Bình Dương – Hình thành, kiến trúc và một số hoạt động

Vào năm 1998, các nhà hảo tâm đã hiến đất và thỉnh nguyện các Ni sư ở Tổ đình Sùng Đức (Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh hiện nay) về ấp Tân Hòa, xã Long Hòa, Dầu Tiếng tu tập và giúp người dân địa phương nương theo Tam Bảo. Sau khi hoàn thành chương trình Phật học, Sư cô Thích nữ Tâm Đoan đồng ý và về chủ trì xây dựng chùa Sùng Đức ở xã Long Hòa, Dầu Tiếng. Từ năm 1998 đến nay, chùa Sùng Đức được xây dựng, mở rộng và trở thành địa chỉ tâm linh của nhân dân xã Long Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương.


Tìm hiểu địa danh núi Châu Thới

Bình Dương là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng đất này tương đối phức tạp, khởi nguồn là các cư dân bản địa tộc Stiêng, Tà Mun, Khmer… sau đó vùng đất này trở thành nơi dừng chân của các nhóm di dân người Việt vùng Ngũ Quảng, người Hoa đến từ Trung Quốc và cả những người Châu Âu theo chân công cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Qúa trình cộng cư của các nhóm cư dân đã tạo nên nhiều sắc thái văn hóa và một hệ thống địa danh mang đậm đặc trưng lịch sử, văn hóa, con người của vùng đất này, địa danh núi Châu Thới (phường Bình An, Dĩ An, Bình Dương) là một ví dụ như vậy. Trong bài viết này, qua nguồn tư liệu thư tịch của các triều đại phong kiến Việt Nam, các bản đồ của chính quyền Pháp, Mỹ vẽ về Nam Bộ chúng tôi sẽ khảo sát sự biến đổi địa danh núi Châu Thới qua thời gian…


Ngôi đình Thủ Dầu Một trên đất Pháp

Đình Bà Lụa hay còn gọi là đình Phú Cường, là một ngôi đình có kiến trúc rất đẹp và bề thế, tọa lạc trên một sườn dốc thoai thoải bên rạch Bà Lụa . Đây là một trong những ngôi đền có tuổi đời xưa nhất ở miền Đông Nam bộ. Trong dân gian và cả giới học giả về Thủ Dầu Một luôn ca tụng một câu chuyện, nguyên mẫu đình Bà Lụa được người Pháp mang sang tham dự một hội chợ thuộc địa và rất nổi tiếng. Vậy ngôi đình được mang sang Pháp có phải đình Bà Lụa không? Số phận ngôi đình ngày nay ra sao?


Di sản văn hóa Hán Nôm trong những ngôi mộ tháp tại chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chùa Hội Khánh là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng sớm nhất, có bề dày lịch sử nhất và là một trong những danh tự bậc nhất ở tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ năm 1741 do thiền sư Đại Ngạn đặt đá khai sơn, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, qua khói lửa chiến tranh, qua nhiều đợt trùng tu sửa chữa, năm tháng dường như ngày càng lắng đọng trên mái chùa cổ. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến lịch sử, đến nghệ thuật kiến trúc, đến hệ thống tượng thờ, đến truyền thống yêu nước của các nhà sư trong chùa Hội Khánh. Bài viết này xin đề cập đến một giá trị khác của chùa mà không ngôi chùa nào trong tỉnh Bình Dương có được. Đó là văn hóa Hán Nôm trong các ngôi mộ tháp – nơi thờ tự các vị thiền sư sau khi viên tịch với nhiều thể loại, từ các hoành phi, câu đối cho đến các bài kệ, bài ký, hình thành nên một mảng văn học Hán Nôm Phật giáo độc đáo, riêng có tại ngôi danh lam cổ tự này.


Tục Đánh Phá Quàn trong đám tang ở Bình Dương

Xưa nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tồn tại một trò diễn dân gian trong các đám tang, đó là “Đánh Phá Quàn”. Các từ điển Việt Nam đều giải nghĩa từ “quàn” là: “đặt tạm linh cữu ở một nơi để viếng trước khi đưa đám”.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24429961