Đất, Người Bình Dương

QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ VÀO VÙNG ĐẤT LAI UYÊN, HUYỆN BÀU BÀNG, BÌNH DƯƠNG (1975 - 2000)

  • NGUYỄN HOÀNG THY - NGÔ MINH SANG
  • 29/08/2023

Bài viết làm rõ nguồn gốc, thành phần gia đình và nguyên nhân di cư đến vùng đất Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương giai đoạn 1975 - 2000. Phân tích đời sống kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội của người dân di cư đến Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương từ năm 1975 - 2000. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá vai trò, đóng góp và những mặt hạn chế của người dân di cư giai đoạn 1975 - 2000 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương.

Lai Uyên là một thị trấn và huyện lỵ thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, bao gồm 8 khu phố Bàu Bàng, Bàu Hốt, Bàu Lòng, Bến Lớn, Cây Sắn, Đồng Chèo, Đồng Sổ và Xà Mách. Thị trấn Lai Uyên ngày nay được chọn là vị trí trung tâm hành chính của huyện Bàu Bàng. Với vai trò là trung tâm huyện lỵ của Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên đã tập trung phát huy những lợi thế, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp.

Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều cộng đồng cư dân di cư đến sinh sống tại vùng đất Lai Uyên, tiêu biểu phải kể cộng đồng người Công giáo, cộng đồng người Việt di cư ở vùng đô thị từ sau năm 1975, cộng đồng người Việt ở miền Trung di cư theo chính sách xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới ở các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cộng đồng cư dân di cư từ chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Các cộng đồng cư dân đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Lai Uyên từ sau năm 1975 đến nay.

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về quá di cư, định cư và hình thành cộng đồng dân cư ở Lai Uyên; cũng như đánh giá những đóng góp của các cộng đồng cư dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Lai Uyên qua các giai đoạn lịch sử.

Bài viết tiếp cận nghiên cứu lịch sử vi mô và lịch sử xã hội. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logíc; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu; điền dã dân tộc và phương pháp phỏng vấn lịch sử qua lời kể.

Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng có vị trí về hướng Bắc cách xã Mỹ Phước trung tâm của huyện theo quốc lộ 13 đi Chơn Thành khoảng 20 km là đến trụ sở thị trấn Lai Uyên. Phía Đông thị trấn Lai Uyên giáp xã Tân Hưng, phía Tây giáp với đất xã Long Nguyên và xã Cây Trường II, phía Nam giáp với xã Lai Hưng, phía Bắc giáp với xã Trừ Văn Thố và xã Tân Long (Lâm Văn Hiệp - chủ biên, 2000, tr.6).

Lai Uyên bao gồm các khu phố: Đồng Sổ, Bàu Bàng, Đồng Chèo, Xà Mách, Cây Sắn, Bến Lớn, Bàu Hốt và Bàu Lòng. Tổng diện tích tự nhiên là 8.841 ha. Lai Uyên có địa thế của vùng đất trung du, gò cao, dốc thấp dần ở phía Nam thị trấn. Dòng Sông Bé cách Lai Uyên về hướng đông Bắc khoảng 15 km, vào mùa mưa nước từ thượng nguồn chảy về rất mạnh, ngoài ra trên địa bàn xã còn có nhiều con suối nước chảy quanh năm như: suối Xà Mách, suối Bến Ván, suối Đồng Sổ, suối Bàu Lòng và có nhiều Bàu nước trũng như: Bàu Đồng Chèo, Bàu Xà Mách, Bàu Tròn, Bàu Đồng Dài, Bàu Cà Thung, Bàu Cà Tông, Bàu Dầy, Bàu Hốt (Lâm Văn Hiệp - chủ biên, 2000, tr.6).

Tháng 05/1975, một tháng sau Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Lai Uyên đã tiếp nhận 4 gia đình ở thị xã Thủ Dầu Một trở về quê cũ sản xuất sinh sống (Hộ ông Nguyễn Văn Cúc, hộ ông Huỳnh Văn Lãnh, hộ ông Nguyễn Văn Hai, hộ ông Lê Văn Sữu). Thị trấn đã giao đất và các hộ khẩn trương khai hoang một dãy đất cặp theo Quốc lộ 13 (khu vực từ Trạm y tế xã đến cống nước chảy vào Bàu Tròn, Xà Mách hiện nay, diện tích trên 10 ha). Các hộ này đã dựng một chòi lợp bằng tole, chung quanh chắn vỉ sắt để cư trú và sản xuất, đồng thời đây cũng là nơi liên lạc hướng dẫn các hộ dân khác từ thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một về Lai Uyên lập nghiệp tự túc. Lúc bấy giờ, ở khu vực Đồng Sổ, Bến Ván cũng có khoảng 16 hộ dân với gần 65 nhân khẩu về quê làm ruộng như gia đình ông Mười Thí, ông Hai Mý... 

Xem trọn bộ tại đây

NGUYỄN HOÀNG THY - NGÔ MINH SANG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402404