Đất, Người Bình Dương

ĐÔI NÉT VỀ LỄ XÂY CHẦU, ĐẠI BỘI VÀ HÁT BỘI TRONG VĂN HÓA CÚNG ĐÌNH Ở BÌNH DƯƠNG

  • KIM TUYẾN
  • 28/08/2023

Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ thuộc Gia Định thành. Sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, nhà Nguyễn đã thiết lập sự cai trị, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến tận cơ sở. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển sau một thời gian chiến tranh khá dài.

Ở Nam Bộ thời đó, dưới sự cai quản của Tổng trấn Gia Định Thành Tả quân Lê Văn Duyệt, xã hội yên ổn, kinh tế khởi sắc, các sinh hoạt văn hóa tinh thần như các lễ hội Thượng Điền, Hạ Điền, Nghinh Ông, cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh diễn ra long trọng tại các địa phương. Từ những thế kỷ trước, đại đa số nhân dân sống bằng nghề nông, hầu hết làng xã nào cũng có đình. Đình là công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam. Những phong tục thờ cúng, cũng như lễ hội đình làng đã góp phần làm phong phú thêm cho không gian văn hóa của làng xã.

Đình thần (hay đình làng) là một thiết chế văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, hình thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV (thời Lê Sơ) và sớm phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo dấu chân của những người khai hoang, đình thần xuất hiện tại Bình Dương vào khoảng cuối thế kỷ XVII, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Cũng như bao ngôi đình khác trong cả nước, đình thần Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương. Đình là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nơi giáo dục truyền thống và duy trì thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Hằng năm, tại các đình thần Bình Dương, tùy theo từng địa phương đều có lễ hội cúng đình như: Lễ đưa ông Táo về trời (ngày 24 tháng chạp), lễ đưa Thần về trời và dựng nêu (ngày 25 tháng chạp), lễ Rước Thần về đình và cúng Giao thừa (ngày 30 tháng chạp), lễ cúng Thần đầu năm (vào ngày 3 tháng giêng), lễ Hạ nêu (ngày 7 tháng giêng), lễ cúng Cô Hồn Các Đảng (ngày 16 tháng giêng, tháng 7, tháng 10), tết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5).

Đặc biệt Lễ hội Kỳ yên được tổ chức trang nghiêm, long trọng, song song phần lễ thì có phần hội mang tính chất giải trí, vui chơi, thư giản...Các lễ hội cúng đình ở Bình Dương đều hướng đến mục đích, ý nghĩa thiêng liêng, tối cao của lễ hội là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Có những thông lệ trong văn hóa cúng đình gần như bắt buộc. Tại Lễ hội Kỳ yên theo trình tự phải có: Lễ Xây chầu, Đại bội và Hát bội.

Theo các nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian, lễ Xây chầu có nguồn gốc từ đời vua Gia Long. “Chầu” là chầu (chập) hát. “Xây” được hiểu theo nghĩa là khai mạc. Tế lễ mà thiếu Hát bội với phần mở đầu là Xây chầu sẽ được xem là thiếu sót lớn, do tổ chức yếu kém hoặc thiếu hụt kinh phí, dân làng tại địa phương khác sẽ đánh giá.....

 

 

Xem trọn bộ tại đây

KIM TUYẾN


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402680