Đất, Người Bình Dương

Ngôi đình Thủ Dầu Một trên đất Pháp

Đình Bà Lụa hay còn gọi là đình Phú Cường, là một ngôi đình có kiến trúc rất đẹp và bề thế, tọa lạc trên một sườn dốc thoai thoải bên rạch Bà Lụa . Đây là một trong những ngôi đền có tuổi đời xưa nhất ở miền Đông Nam bộ. Trong dân gian và cả giới học giả về Thủ Dầu Một luôn ca tụng một câu chuyện, nguyên mẫu đình Bà Lụa được người Pháp mang sang tham dự một hội chợ thuộc địa và rất nổi tiếng. Vậy ngôi đình được mang sang Pháp có phải đình Bà Lụa không? Số phận ngôi đình ngày nay ra sao?

Xem chi tiết


Di sản văn hóa Hán Nôm trong những ngôi mộ tháp tại chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chùa Hội Khánh là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng sớm nhất, có bề dày lịch sử nhất và là một trong những danh tự bậc nhất ở tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ năm 1741 do thiền sư Đại Ngạn đặt đá khai sơn, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, qua khói lửa chiến tranh, qua nhiều đợt trùng tu sửa chữa, năm tháng dường như ngày càng lắng đọng trên mái chùa cổ. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến lịch sử, đến nghệ thuật kiến trúc, đến hệ thống tượng thờ, đến truyền thống yêu nước của các nhà sư trong chùa Hội Khánh. Bài viết này xin đề cập đến một giá trị khác của chùa mà không ngôi chùa nào trong tỉnh Bình Dương có được. Đó là văn hóa Hán Nôm trong các ngôi mộ tháp – nơi thờ tự các vị thiền sư sau khi viên tịch với nhiều thể loại, từ các hoành phi, câu đối cho đến các bài kệ, bài ký, hình thành nên một mảng văn học Hán Nôm Phật giáo độc đáo, riêng có tại ngôi danh lam cổ tự này.


Tục Đánh Phá Quàn trong đám tang ở Bình Dương

Xưa nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tồn tại một trò diễn dân gian trong các đám tang, đó là “Đánh Phá Quàn”. Các từ điển Việt Nam đều giải nghĩa từ “quàn” là: “đặt tạm linh cữu ở một nơi để viếng trước khi đưa đám”.


Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn lịch sử-văn hóa

Guốc mộc Bình Dương đã xuất hiện cách nay khoảng một trăm năm, qua những bước thăng trầm đã khẳng định được dấu ấn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của văn hóa Bình Dương (bên cạnh gốm sứ, sơn mài).Guốc mộc Bình Dương là một trong các thể loại của nghệ thuật điêu khắc gỗ; Những đôi guốc xinh xắn là sản phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo, trình độ mỹ thuật,tay nghề của nghệ nhân mà còn có tâm hồn nghệ nhân gửi gắm vào trong đó.Guốc mộc Bình Dương đã đi vào đời sống người dân, là hình ảnh gần gủi quen thuộc của người Việt gần trăm năm qua. Ngày nay làng nghề guốc mộc ở Bình Dương không còn nữa.Mặc dù guốc mộc vẫn được làm và buôn bán nhưng trước sự cạnh tranh dữ dội của các loại giày dép trong nước và ngoại nhập, guốc mộc Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một.


Dấu ấn họ Trần ở Thành phố Thủ Dầu Một xưa

Dòng họ Trần ở Thành phố Thủ Dầu Một có lịch sử cư trú lâu đời ở địa phương, tạo được những dấu ấn quan trọng với các công trình kiến trúc cổ và các trí thức địa phương nổi tiếng


Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bảo vật ngàn năm

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2283/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9), năm 2020. Trong 24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận đợt này, có Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (Bình Dương) với niên đại cuối thế kỷ III trước Công nguyên – thế kỷ I sau Công nguyên, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bình Dương. Như vậy, di tích Phú Chánh hiện có 02 bảo vật quốc gia đó chính là Bộ chum gỗ nắp trống đồng (2018) và Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (2020). Đây là các hiện vật độc bản, có hình thức độc đáo và giá trị đặc biệt tiêu biểu cho vùng đất Bình Dương thời kỳ tiền sơ sử. Mở ra những nghiên cứu mới cho các nhà khảo cổ học khi nghiên cứu về vùng đất và con người Bình Dương xưa.


Ngọn liên đả tam thương của của Ông Cả Đại ở An Sơn (Thuận An, Bình Dương)

Bên cạnh những ruộng đất ở An Sơn (nay thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương), ông Cả Đại còn có nhiều ruộng muối ở miệt Bà Rịa, Phan Thiết. Do vậy, ông Cả Đại thỉnh thoảng cũng đi thăm nom các ruộng muối. Nhân dịp đó, ông Cả Đại có quen biết với thầy Thông Kỳ, học trò của một võ sư đã từng ứng thí nơi kinh đô, đoạt chức Võ cử Mạnh.


Vài nét về huyện Bù Đốp, Bình Phước trong quá trình lịch sử

Bù Đốp là vùng đất nằm trong “khu đệm” của vùng nối liền phía Bắc và Đông Bắc Sài Gòn với vùng đồi núi thấp ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cư dân ở Bù Đốp bao gồm nhiều bộ phận từ nhiều vùng khác nhau tụ họp về trong suốt quá trình lịch sử, cùng đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Trước thế kỷ XIX, Bù Đốp là vùng đất hoang sơ, chủ yếu rừng rậm bạt ngàn, là địa bàn cư trú chủ yếu của các cộng đồng dân tộc ít người như: Mạ, Stiêng, Chơ Ro… Đầu thế kỷ XIX, chính quyền nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập những đồn thủ biên phòng, cử quân đội đến đây đồn trú để bảo vệ biên giới. Những binh lính người Việt, cùng với gia đình của họ đã đến sinh sống ở khu vực này. Theo thời gian, lưu dân người Việt tìm đến đây càng đông đảo hơn, cùng cộng cư với các cộng đồng cư dân bản địa, khai phá đất đai, lập làng xóm, cùng chiến đấu bảo vệ vùng đất biên viễn phía Tây của tỉnh Biên Hòa (sang thời thuộc Pháp là tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé sau thống nhất, hiện nay là tỉnh Bình Phước).

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24463381