Lịch sử Việt Nam




Bài tham luận: “Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau”

Nhân sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, TT Thích Huệ Thông – UV HĐTS TW - Phó trưởng Ban Hoằng Pháp TW, Phó Ban Thường Trực BTS PG Bình Dương đã có bài tham luận: “Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau”. Tham luận nhấn mạnh: “Suốt chiều dài lịch sử từ 1000 năm Thăng Long đến nay, trong niềm tự hào vinh quang của dân tộc luôn có sự đồng hành, sự đóng góp tích cực và hiệu quả của Phật giáo. Đặc biệt là vai trò của Phật giáo trong việc tham gia kiến lập triều đại nhà Lý và việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, tức Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Tiếp theo đó là vai trò của Phật giáo đối với việc phát triển đất nước Đại Việt thời nhà Trần và sự đồng hành, sự đóng góp nhiệt thành và hiệu quả của Phật giáo trong thời đại ngày nay”.


Một vài nét sinh hoạt văn hoá của người Việt ở kinh thành Thăng Long và Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua tác phẩm Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài của Jean-Baptiste Tavernier

Biết đến Thăng Long một cách gián tiếp, thế nhưng những câu chuyện kỳ thú về Thăng Long và Đàng Ngoài đã chinh phục trái tim của Jean-Baptiste Tavernier. Cùng với óc hiếu kỳ, lòng đam mê khám phá vùng đất mới đã thôi thúc tác giả cho ra đời tác phẩm Relation nouvelle et singguiére du Royaume de Tunquin (Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài). Chỉ với vài nét chấm phá chân thực, bức tranh sinh hoạt văn hóa của người Việt ở Thăng Long và Đàng Ngoài thế kỷ XVII được khắc tả sinh động nhưng không kém phần sắc sảo, độc đáo trong phong cách ẩm thực, tín ngưỡng, trò vui chơi giải trí. Văn hóa của người Việt ở Thăng Long và Đàng Ngoài từ tác phẩm là hành trình ngược thời gian về với cội nguồn của những giá trị truyền thống, đồng thời góp phần khẳng định lịch sử văn hóa ngàn đời của Thăng Long.


Hội nhập và giao lưu văn hoá của người Hoa ở Việt Nam (trên lĩnh vực tín ngưỡng-tôn giáo)

Từ miền Nam Trung Quốc, nhiều thế kỷ qua, cộng đồng tộc người gốc Hán đã di dân đến nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình nhập cư và định cư của họ ở từng quốc gia phải chăng là một quá trình hội nhập vào cộng đồng nước sở tại qua hình thức giao lưu văn hoá, cố kết cộng đồng?  Xu thế hội nhập ấy có làm cho cộng đồng người từ Trung Quốc đi các nơi mất đi bản sắc của dân tộc mình? Trường hợp tại Việt Nam, quá trình hội nhập của những cư dân  từ phía Nam Trung Quốc sang sinh sống trên 3 thế kỷ nay ra sao? Đây là một đề  tài rộng lớn, cần có sự nghiên cứu liên ngành trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Phạm vi bài viết này chỉ xét đến quá trình hội nhập và giao lưu văn hoá  của họ trên lĩnh vực tín ngưỡng- tôn giáo.


Thạch Bi Sơn và dấu ấn lịch sử Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (1470)

Trong tiến trình mở đất về phương Nam, Thạch Bi Sơn[1] mang một dấu ấn lịch sử lớn, từng đóng vai trò phân ranh giữa 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành. Sự kiện lịch sử đầu tiên và cũng gây nhiều tranh luận trong giới sử học là cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470. Nhiều tác phẩm biên khảo cho rằng vào năm 1471 vị vua trẻ tài ba Lê Thánh Tông tiến quân đến tận chân núi Thạch Bi và sai lính khắc bia để làm ranh giới 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà nghiên cứu Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học và Bia ký học khảo cứu lại sự kiện trên, bước đầu minh xác về sự thật sự kiện vua Lê Thánh Tông cho người khắc bia trên dãy núi Thạch Bi. Bằng việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành (Dân tộc học, Bia ký học, Khảo cổ học, Dân số học, Sinh thái học...), bài viết góp phần phục dựng lại toàn bộ sự thật sự kiện lịch sử trên, cùng với đó là những minh chứng cho tầm quan trọng trong việc vận dụng phương nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành trong nghiên cứu sử học hiện nay.


Bang giao Đại Việt với Trung Hoa dưới thời Lê - Trịnh (1599-1786)

Bang giao Đại Việt với Trung Hoa dưới thời Lê - Trịnh là điển hình của bang giao Đại Việt thời phong kiến với sự hoàn thiện trong nghi thức, chính sách, nội dung bang giao. Chính bang giao là nhân tố góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, tạo thế ổn định để cho sự phát triển lâu dài, giành lại chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm. Nghiên cứu bang giao Đại Việt và Trung Hoa thời Lê - Trịnh để từ đó có sự tham chiếu cho cuộc đấu tranh giữ gìn độc lập chủ quyền, xây dựng đường lối, chính sách ngoại giao trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24367702