Lịch sử Việt Nam

SỨ BỘ NĂM 1863 - 1864 CỦA TRIỀU ĐÌNH TỰ ĐỨC: ĐÍNH CHÍNH MỘT VÀI TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Bài viết tiến hành kết nối các dữ kiện khoa học và thực tế, minh định khách quan và logic các sơ sót không đáng có, trả lại sựchân xác vốn dĩ hàm ý trong nguyên bản của các tài liệu sử học quý giá.....

Xem chi tiết


VỀ TRẬN PHỤC KÍCH VÀ CHIẾN THẮNG LA NGÀ NGÀY 1/3/1948

Trên website www.sugia.vn của Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, ngày 28/8/2020 đã cập nhật bài viết Thêm tư liệu về lịch sử Đông Nam Bộ, trong đó có tư liệu về chiến thắng La Ngà (1/3/1948), từng được tạp chí Sự Thật đương thời, cơ quan ngôn luận của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Karl Marx ở Đông Dương đăng tải số 91, ngày 15/4/1948. Nhận thấy một số tình tiết quan trọng của tư liệu chưa được các công trình nghiên cứu liên quan khai thác và bổ túc, chúng tôi tiếp tục trình bày các kiến giải xung quanh sự kiện có tính cách cột mốc này trong lịch sử chiến tranh cách mạng miền Đông Nam Bộ, nhân 75 năm kỷ niệm chiến thắng La Ngà (1/3/1948 - 1/3/2023).


TỔNG TRẤN TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT VỚI VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1764) tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nguyên quán từ Quảng Ngãi vào. Cha là Lê Văn Toại chuyển đến ở xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Lúc mới ra đời, do dị tật bẩm sinh được tuyển vào cung làm Thái giám. Có tài quân sự, lập nhiều chiến công được vua tín cẩn giao nhiều trọng trách. Nhâm Thân (1812), được cử làm Tổng trấn Gia Định thành. Ất Hợi (1815), về triều thọ cố mạng di chiếu. Tháng 5 năm Canh Thìn (1820), được cử lãnh Tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai. Sau đó, hai lần xin từ chức (năm 1824 và 1832) nhưng không được chấp thuận. Đến ngày 30 - 7 năm Nhâm Thìn (1832), ông lâm trọng bệnh, qua đời, thọ 69 tuổi (ta). Bài viết này chủ yếu làm rõ hoạt động trong 20 năm giữ Tổng trấn Gia Định thành của ông, tính đến nay (2023) đã hơn 210 năm.


TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” - CẨM NANG VỀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN HIỆN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã hiến dâng trọn đời mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển của đất nước và nhận loại. Suốt quá trình hoạt động cách mạng gian khổ, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết kết tinh những giá trị cao quý của dân tộc và thời đại. Trong đó, Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm có tầm vóc như một văn kiện quan trọng, tài sản tinh thần vô giá thể hiện sâu sắc tư tưởng lớn của Người về xây dựng phong cách làm việc để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.


ROI TRƯỜNG KHUẤT PHỤC CỬU LIÊN HƯỜN

Ông Cả Đại là một bậc anh tài của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, vừa đánh bại một người Lèo (tức người Lào) sau một thư hùng bằng quyền cước. Người Lèo buôn ngựa sau đó đã hẹn tái chiến ngay với ông Cả Đại bằng món binh khí sở trường cửu liên hườn, vì hắn cho rằng người Việt ít ai học hết thập bát ban võ nghệ. Thành thử món binh khí hắn sử dụng ít có ai địch nổi.


NGƯỜI BATEK Ở BÁN ĐẢO MÃ LAI (MALAYSIA) TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI VĂN HÓA HÒA BÌNH (VIỆT NAM)

Những phát hiện về văn hóa Hòa Bình (Hoabinhian) của Madalene Colani vào những năm 20 của thế kỷ trước đã mở ra khái niệm mới về thời đại và không gian của văn hóa Hòa Bình. Nền văn hóa này không chỉ gói gọn ở khu vực miền Bắc Việt Nam mà còn lan xa hơn những nước khác trong khu vực và tồn đọng đậm nét ở bán đảo Mã Lai, nơi ghi nhận nhiều dấu ấn văn hóa Hòa Bình ở khu vực Đông Nam Á.


NGHĨ VỀ BÁNH MÌ SÀI GÒN

Từ vị thế lịch sử của mình Sài Gòn đã là nơi hội tụ các dòng chảy văn hóa, cả trong và ngoài nước, trong đó có văn hóa ẩm thực với những biểu hiện rất phong phú. Bánh mì du nhập từ phương Tây vào đô thị Sài Gòn là một trường hợp điển hình cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.


“LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH DĨ AN” - LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Theo sử liệu còn ghi lại thì Đình Dĩ An được nhân dân nơi đây tạo lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19, năm 1852 Đình được vua Tự Đức sắc phong. Ban đầu Đình chỉ được xây dựng tạm bằng tranh tre, mái lá đơn sơ để phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những người dân xa xứ, đến vùng đất Dĩ An mở ấp, lập làng. Đến năm 1910, khi dân số nơi đây đông hơn, cuộc sống khá giả, nhân dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của xây dựng lại ngôi Đình bề thế bằng gỗ quý, mái lợp ngói âm dương. Trải qua thời gian hơn 100 năm tồn tại, tuy đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, nhưng về cơ bản, Đình Dĩ An vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống và được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô, kết cấu lớn bậc nhất khu vực Đông Nam bộ.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283984