Lịch sử Việt Nam

NGÀY XUÂN NHÌN LẠI 200 NĂM KÊNH VĨNH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở HÀ TIÊN THỜI HỌ MẠC

  • ĐỖ KIM TRƯỜNG
  • 30/01/2024

Theo sử triều Nguyễn, kênh Vĩnh Tế: “Ở bờ phía Tây sông Châu Đốc, phía Tây Bắc huyện Tây Xuyên 28 dặm, Sông này rộng bảy trượng năm thước, sâu sáu thước. Năm Kỉ Mão, Gia Long thứ 18 (1819) đo thẳng từ sau hào Đồn Hữu lên phía Tây vàm Ca Âm đến Kì Thọ là 250 dặm rưỡi, đặt tên là sông Vĩnh Tế, sai Trấn thủ Nguyễn Văn Thụy, Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên lấy dân địa phương và dân phiên đào mở, từ năm Minh Mạng thứ nhất (1820) tới năm thứ năm (1824) mới xong. Sông dài 205 dặm rưỡi. Từ đó đường sông lưu thông, đối với kế hoạch phát triển đất nước, phòng giữ ngoài biên, nhân dân buôn bán, đều được hưởng lợi vô cùng”1.

1. Về kênh Vĩnh Tế

 

Việc cho đào kênh Vĩnh Tế cũng như những kênh trước đó ở Nam Bộ, các chúa và vua triều Nguyễn đều nhằm đến ba mục tiêu (phát triển đất nước, phòng giữ ngoài biên, nhân dân buôn bán) như thư tịch vừa nêu. Đặc biệt, vùng đất Châu Đốc là địa đầu miền Tây Nam Bộ, tiếp giáp biên giới Chân Lạp. Vì thế nơi đây càng được nhà Nguyễn chú trọng.

Để chuẩn bị, tháng 7 năm Kỷ Mão (1819), vua sai Trấn thủ Hà Tiên Mạc Công Du (cháu nội của Mạc Thiên Tứ, con Mạc Tử Hoàng) đo đường sông Châu Đốc đến sông Giang Thành, rồi vẻ bản đồ dâng lên. Đến tháng 9, vua thấy trấn Vĩnh Thanh và Hà Tiên tiếp giáp với Chân Lạp, khi hữu sự không có đường thủy đi lại. Vì vậy muốn đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Khi đó, Đồng Phù là Chiêu Chùy (chức  quan) của Chân Lạp đến chầu, vua cho hỏi ý kiến. Đồng Phù tâu, nếu đào sông ấy thì dân và vua Chân Lạp đều được nhờ, mong như thế. Sau khi có sự thỏa thuận của Chân Lạp, vua dụ thành thần Gia Định “đo từ phía Tây đồn Châu Đốc qua cửa Ca Âm, Cây Báng, đến sông cũ hơn 200 dặm, tính công đào đất và lượng sức người. Sai Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thụy và Chưởng cơ Phan Văn Tuyên đốc suất dân phu 5.000 người và binh dân đồn Uy Viễn 500 người.

 

 

Xem trọn bộ tại đây

ĐỖ KIM TRƯỜNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402633