Lịch sử Việt Nam

NGƯỜI BATEK Ở BÁN ĐẢO MÃ LAI (MALAYSIA) TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI VĂN HÓA HÒA BÌNH (VIỆT NAM)

Những phát hiện về văn hóa Hòa Bình (Hoabinhian) của Madalene Colani vào những năm 20 của thế kỷ trước đã mở ra khái niệm mới về thời đại và không gian của văn hóa Hòa Bình. Nền văn hóa này không chỉ gói gọn ở khu vực miền Bắc Việt Nam mà còn lan xa hơn những nước khác trong khu vực và tồn đọng đậm nét ở bán đảo Mã Lai, nơi ghi nhận nhiều dấu ấn văn hóa Hòa Bình ở khu vực Đông Nam Á.

Xem chi tiết


NGHĨ VỀ BÁNH MÌ SÀI GÒN

Từ vị thế lịch sử của mình Sài Gòn đã là nơi hội tụ các dòng chảy văn hóa, cả trong và ngoài nước, trong đó có văn hóa ẩm thực với những biểu hiện rất phong phú. Bánh mì du nhập từ phương Tây vào đô thị Sài Gòn là một trường hợp điển hình cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.


“LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH DĨ AN” - LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Theo sử liệu còn ghi lại thì Đình Dĩ An được nhân dân nơi đây tạo lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19, năm 1852 Đình được vua Tự Đức sắc phong. Ban đầu Đình chỉ được xây dựng tạm bằng tranh tre, mái lá đơn sơ để phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những người dân xa xứ, đến vùng đất Dĩ An mở ấp, lập làng. Đến năm 1910, khi dân số nơi đây đông hơn, cuộc sống khá giả, nhân dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của xây dựng lại ngôi Đình bề thế bằng gỗ quý, mái lợp ngói âm dương. Trải qua thời gian hơn 100 năm tồn tại, tuy đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, nhưng về cơ bản, Đình Dĩ An vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống và được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô, kết cấu lớn bậc nhất khu vực Đông Nam bộ.


ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỔNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG

Tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã trong hệ thống hành chính được duy trì trong một thời gian dài dưới thời phong kiến Việt Nam. Trước thời kì Lê Sơ, tuyệt nhiên chưa từng thấy dấu tích nào của đơn vị hành chính này. Ở giai đoạn Lê Sơ, tổng cũng chỉ mới xuất hiện ở một vài địa phương. Sang thời Mạc, đơn vị hành chính tổng này tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn.


VAI TRÒ PHÒNG THỦ VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA DINH LONG HỒ THẾ KỈ XVIII-XIX

Với vị thế quan trọng của vùng biên viễn Tây Nam, từ thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã quan tâm đến việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, xây dựng hệ thống phòng thủ. Trong chiến lược quốc gia đó, Dinh Long Hồ được thành lập và bố trí với vai trò quan trọng. Dựa vào các đặc điểm về địa chính trị và địa kinh tế, Dinh được bố trí lực lượng quân sự mạnh, vũ khí hiện đại với hệ thống đồn trú chặt chẽ. Nơi đây trở thành trung tâm kết nối với các đồn trú địa phương khác để chống xâm lược, bảo vệ vùng đất phương Nam. Từ đó, Dinh Long Hồ giữ vai trò quan trọng trong phòng thủ và bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc vào thế kỉ XVIII- XIX.


ĐIỀN CHỦ Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP

“Điền chủ” hay “địa chủ”? Theo “Hán Việt từ điển giản yếu” của Đào Duy Anh, về mặt chữ Hán cách viết 2 từ này có chút khác nhau.


KHU DI TÍCH ĐỀN CHÓT MẠT (HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH)

Di tích thuộc văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo tại tỉnh Tây Ninh rất đa dạng, bao gồm dấu vết cư trú (huyện Bến Cầu, thị xã Trảng Bàng), tượng thần Vishnu (huyện Châu Thành, huyện Tân Biên), bệ thờ bằng sa thạch, đồ gốm, gạch …Và đặc biệt hơn hết chính là 2 khu đền cổ thuộc niên đại thế kỷ VIII là đền Chót Mạt (ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên) và đền Bình Thạnh (ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng). Cùng với đền Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) hai khu đền cổ Chót Mạt nói trên là những kiến trúc đền cổ hiếm hoi thuộc văn hóa Óc Eo còn sót lại gần như nguyên vẹn tại Nam Bộ.


Đường 14 cũ và cây cầu Srépok lịch sử

Ở Daklak, khi nói đến Srépok, chúng ta đang nói về một dòng sông mẹ ở Tây Nguyên, nơi sinh sống ngàn đời của các tộc người Ê Đê, Mnông… bên đôi bờ. Nơi đây, chính quyền thuộc địa đã sớm mở tuyến đường 14 nối từ Ban Mê Thuộc về Nam Kỳ, tuyến đường là huyết mạch qua khu vực. Và ở ngay giai đoạn đầu mở tuyến đường này, công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người đã sớm hoàn thành, trong đó việc xây dựng cây cầu vượt sông Srépok hùng vĩ rất gian khó vào những năm 1933-1934, và đã bỏ mạng nhiều người, có cả những người cộng sản kiên trung, chúng ta gọi là cầu Srépok cũ để phân biệt với cây cầu Srépok xây dựng sau ở hạ lưu và vẫn còn tồn tại ngày nay. Cây cầu Srépok cũ là một minh chứng hùng hồn của quá trình chinh phục thiên nhiên của con người, và để sau đó chính quyền thuộc địa đã thay đổi cục bộ đoạn đường 14 qua khu vực, đã bỏ lại một đoạn đường 14 cũ qua ngọn thác Gia Long, nơi đó có cây cầu Srépok cũ đã ngày càng xuống cấp và đến nay gần như mất hoàn toàn. Chuyên khảo tập trung nghiên cứu lại một cây cầu vượt sông Srépok, đưa lại lịch sử một cây cầu treo đẹp vào hàng bậc nhất ở Việt Nam và thậm chí cả Đông Dương.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 25512363