Tin Tức

Phát hiện hơn 200 mộ chum thời Sa Huỳnh

Sáng ngày 30/7, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa Thiên - Huế công bố kết quả khai quật lần thứ 3 khu di tích Cồn Ràng, thuộc thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế). Đợt khai quật lần này phát hiện thêm 216 ngôi mộ trên tổng diện tích 2.300 m2, trong đó có hơn 200 mộ chum. Đây là một phát hiện khảo cổ học về mộ chum Sa Huỳnh lớn nhất từ trước tới nay.

Xem chi tiết


Lần đầu tiên phục dựng đại lễ Tịch điền Đọi Sơn

- Lễ hội Tịch điền có lịch sử hơn 1000 năm ở Đọi Sơn (Duy Tiên-Hà Nam) lần đầu tiên được phục dựng, gần 4 vạn người từ khắp nơi đã đổ về chứng kiến con trâu kéo cày lật những luống đất đầu tiên của năm Kỷ Sửu. Đây là lần đầu tiên phục dựng lại đại lễ Tịch điền nên từ sáng sớm, hàng vạn dân sở tại và các vùng phụ cận đã đổ dồn về cánh đồng Đọi Sơn chờ đợi giây phút con trâu kéo lật những luống cày màu mỡ cầu cho quốc thái dân an, phong đăng hoà cốc.


Phát hiện các công trình kiến trúc thành cổ từ thế kỷ 15

Trong đợt khai quật lần đầu năm 2008, các nhà khảo cổ học (Viện Khảo cổ học) đã phác hoạ bước đầu về hệ thống các công trình kiến trúc của thành cổ Xương Giang (xã Xương Giang, TP Bắc Giang) được xây dựng từ thế kỷ 15. Đây là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di tích này. Các nhà khảo cổ học khẳng định về quy mô của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất nguyên vật liệu gạch, ngói... cho công trình này.


Thêm 4 di sản thế giới cần được giám sát chặt chẽ

Vừa qua Tổ chức UNESCO của LHQ đã kêu gọi giám sát chặt chẽ 4 di sản thế giới mà tổ chức này cho rằng đang chịu nguy cơ bị đe dọa đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, tới nay có 11 di sản nằm trong danh sách cần được theo dõi chặt chẽ do có nguy cơ bị tàn phá. Ủy ban Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã đưa cảng Mặt Trăng ở thành phố Bordeaux của Pháp vào danh sách giám sát chặt chẽ, sau khi cây cầu Pertuis ở khu vực này bị phá hủy cuối năm ngoái.


Thiên cổ miếu và những chứng tích về nghề giáo thời Hùng Vương

Trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, có một toà cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây Táu cổ thụ, gốc to đến năm, sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm. Đó là Thiên Cổ miếu, nơi thờ một người tương truyền là thầy giáo thời Hùng Vương. Mặc dù những chứng tích lịch sử còn lại không nhiều, nhưng có thể nói đây là chứng tích về thầy giáo cổ xưa nhất của nước Việt ta.


Từ lăng đá Bắc Giang đến bảo tàng đá đầu tiên tại VN

Theo số liệu thống kê mới nhất, ngành văn hóa thông tin Bắc Giang đã phát hiện và công nhận 46 công trình kiến trúc đá cổ, chủ yếu là lăng đá.Đây là quần thể di tích có số lượng nhiều nhất, mức độ dày nhất, quy mô lớn nhất, vật liệu bền vững nhất và loại hình phong phú nhất, tiêu biểu cho những di tích có cùng niên đại và loại hình ở Việt Nam. Đây cũng là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc xưa.


Yên Tử còn một chốn thiêng

Khi nhắc đến khu di tích Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm, người ta thường chỉ biết đến chùa Yên Tử mà quên mất di tích Ngọa Vân và Hồ Thiên. Đây chính là nơi vị vua anh minh Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Đến nay hai di tích quan trọng này đã hoang phế, kéo theo nó là cả một hệ thống kiến trúc văn hóa Phật giáo như chùa, am, tháp, lăng, mộ cũng bị thời gian vùi lấp.


Khai quật di chỉ khảo cổ học hàn ông Đại

Di chỉ khảo cổ học Hàn Ông Đại thuộc địa phận ấp 2, xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khu vực mở hố khai quật nằm ở bờ phải sông Bé, thuộc trang trại ông Đoàn Minh Chiến. Trên cơ sở kết quả điều tra và đào thám sát vào tháng 12-2006 cho thấy đây là một di chỉ khảo cổ lớn, mang tính chất công xưởng, chứa nhiều thông tin khoa học quý giá cho công tác nghiên cứu và phục vụ công tác trưng bày ở Bảo tàng. Từ những tư liệu trên, vào tháng 7-2008, Bảo tàng tỉnh Bình Dương và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học đã tiến hành khai quật di chỉ này dưới sự chủ trì khoa học của Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng.


Một cái nhìn khái quát về lịch sử nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương

Tìm hiểu về các nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương qua sự thăng trầm của từng thời kỳ, nhất là thực trạng trong giai đoạn khó khăn hiện nay (một số ngành nghề đang đối mặt với thách thức, ngoài sự hỗ trợ của địa phương, của Nhà nước, tự thân phải nỗ lực cải tiến thíchứng để tồn tại và phát triển) một cách tương đối đầy đủ, hệ thống là việc làm không đơn giản đòi hỏi nhiều khả năng và công sức. Nhưng đây lại là một yêu cầu thiết thực góp phần cho sự phát triển của địa phương và chung cho đất nước


Xã Bình Hòa : “Làng kháng chiến kiểu mẩu” của Nam bộ

Xã Bình Hòa thuộc vùng đất gò đồi về phía Đông Nam TX.TDM, 10 cây số, tiếp giáp với trung tâm phía Bắc thành phố Sài Gòn 15 cây số. Vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, người Việt đến khai hoang lập ra các làng Bình Đáng, Bình Đức, thuộc tổng Bình Thiện, huyện Bình An, phủ Phước Long, dinh Trấn Biên. Về sau, 2 làng Bình Đáng và Bình Đức hợp nhất thành xã Bình Hòa, thuộc tổng Bình Thiện, quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Năm 1946, xã Bình Hòa trong chiến khu Thuận An Hòa (ghép các chữ đầu của tên các xã Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa).


Ai Cập phát hiện kim tự tháp 4.300 tuổi

TTO - Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa phát hiện một kim tự tháp bị chôn vùi trong sa mạc và cho rằng đây là lăng mộ của thân mẫu một vị Pharaoh từng trị vì cách đây hơn 4.000 năm. Kim tự tháp này được phát hiện ở vùng sa mạc phía nam thủ đô Cairo và được cho là lăng mộ của nữ hoàng Sesheshet, thân mẫu của vua Teti - lên ngôi từ năm 2323 đến năm 2291 trước Công nguyên và đã tạo dựng nên vương triều thứ sáu của Ai Cập.


Phú Yên: phát hiện nhiều hiện vật có giá trị tại hai thành cổ

TTO - Ngày 1-12, Sở Văn hóa - thể thao - du lịch Phú Yên cho biết kết quả thăm dò, khai quật hai di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là thành An Thổ tại xã An Dân, huyện Tuy An (Phú Yên) và thành Hồ tại xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã phát hiện hàng trăm ngàn hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa.


"Việt Nam học" ngày càng hút học giả thế giới

Hà Nội (TTXVN) - Ban Tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 (dự định tổ chức từ 5 - 7/12 tại Hà Nội) cho biết những vấn đề về Việt Nam đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các học giả trên thế giới.


UNESCO phản hồi về hồ sơ Hoàng thành Thăng Long

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội Trần Quang Dũng cho biết Trung tâm Di sản thế giới (thuộc UNESCO) vừa có văn thư nhận xét về bộ hồ sơ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283623