Đất, Người Bình Dương

Tìm hiểu thêm về võ phái Tân Khánh-Bà Trà

  • HỒNG THUẬN
  • 25/07/2012
Nói đến võ phái Tân Khánh - Bà Trà (TK-BT) là nói đê'n võ phái của những người đi khai hoang mở đất, của những người thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn vi chạy trốn sự trả thù của triều Nguyễn nên đê'n vùng đất Tân Khánh (thuộc TT Tân Thuộc Khánh, Tân Uyên, Bình Dương ngày nay) sinh cơ lập nghiệp và gây dựng nên môn võ truyền thống lưu truyền đê'n ngày hôm nay. Mỗi khi nhắc đê'n võ phái TK-BT, người ta liên tưởng đê'n biết bao giai thoại gắn liền với tên tuổi của những bậc tiền nhân đã có công gây dựng, sáng tạo vả lưu truyền môn võ cổ truyền này trong cuộc sống lao động, bảo vệ mùa màng, chống thú dữ cũng như trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm...
Những ngày đầu hình thành
Vào khoảng thế kỷ XVll, một số người di cư từ miền Thuận Quảng thuộc xứ Đàng Trong nam tiến khai phá vùng đất đông Nai - Gia định, cùng với việc định cư trên vùng đất mới để đối phó với những khó khăn của vùng rừng núi vốn lắm thú dữ, những người dân này từng bước rèn luyện, sáng tạo và hình thành nên môn võ miệt rừng, gọi là võ lâm. Những kinh nghiệm trong chiến đấu chống thú dữ, cướp bóc hợp cùng những thế võ truyền thống của tổ tiên, cộng thêm sự giao thoa với võ của người bản địa (người Chân Lạp) họ đã tạo ra những thế võ nổi tiếng lưu truyền trong dân chúng mà mỗi khi nhắc đến, người dân khắp Lục tỉnh Nam kỳ đều không khỏi thán phục, trong đó có võ phái TK-BT.
Danh tiếng võ TK-BT gắn liền với tên tuổi của một người phụ nữ có tên là Bà Trà, thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn vì chạy trốn sự truy đuổi trả thù của nhà Nguyễn nên đã dẫn theo một nhóm người đến vùng đất tân Khánh để sinh cơ lập nghiệp. Nối tiếp truyền thống kiêu hùng của ông cha, Bà Trà đứng ra chiêu mộ thêm nghi binh để chống lại triều đình nhà Nguyễn, số người quy tụ lên đến hàng trăm người, hầu hết họ đều là nữ giới. Cùng với việc sinh cơ lập nghiệp nơi vùng đất mới, Bà Trà chia chị em thành từng toán và tích cực ngày đêm luyện tập võ nghệ. Theo lời truyền lại, Bà Trà từng đưa nữ binh của mình đi đánh những tên cường hào, ác bá lấy của cải về phát cho dân nghèo quanh vùng nên bà rất được người dân ở đây tin tưởng, kính nể và xem như một anh hùng nghĩa hiệp lúc bấy giờ. Còn bọn quan lại địa phương thì xem bà như cái gai trước mắt cần phải nhổ bỏ nhưng vì danh tiếng và kiêng nể tài võ nghệ của bà mà không ai dám đụng đến. Dưới thời Bà Trà, danh tiếng võ TK-BT không chỉ vang dội vùng Nam bộ mà còn lan rộng ra cả nước, sánh ngang với võ Bình Định. Kế tục sự nghiệp của tiền nhân, những hậu duệ đời sau của Bà Trà cũng trở thành những bậc thầy danh tiếng như: thầy Hai Ất, thầy Ba Giá, cô Năm Vuông (con gái của thầy Hai Ất)... một thời làm rạng danh xứ võ Tân Khánh.
Hậu duệ của Bà Trà là thầy Sáu Trực - một vị võ sư nổi tiếng vào những năm 1939-1959 có nhiều môn sinh sau này danh tiếng còn vang dội hơn thầy như môn sinh Võ Văn Phiên (thầy Bảy Phiên, được xem là hậu tổ) - sư phụ của võ sư Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện), Hồ Văn Thứ (Tư Thứ), Hồ Văn Thạch (Tư thạch), Võ Văn Ché và có cả nhà yêu nước Võ An Ninh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, làng võ TK-BT đã có biết bao thanh niên võ dũng tiếp bước lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc thân yêu: Những Nguyễn An Ninh, Đào Ngọc Báu, Trương Văn Phước một lán nữa đã làm rạng danh làng võ TK-BT. Một số người không tham gia chiến đấu thì làm nhiệm vụ truyền dạy, lưu truyền môn võ truyền thống này, như võ sư Từ Thiện, là người có thời gian gắn bó lâu dài cùng những thế võ TK-BT (nay ông đã qua đời). Ông là người duy nhất truyền dạy môn võ cổ truyền này và phát triển rộng ra Sài Gòn từ những năm 1954 cho tới những năm cuối đời. Con trai ông là võ sư Hồ Văn Tường (Hồ Tường) hiện đang tiếp tục phát triển sự nghiệp của tổ tiên mà ông đã có công gây dựng. Ngoài ra còn có thầy Hồ Văn Thứ (Tư thứ) thời thanh niên đã xuôi ngược Lục tỉnh miền Tây, dạy không biết bao môn sinh.
Một thời hào hùng
Để tìm hiểu thêm về võ phái TK-BT, chúng tôi đã từng về lại vùng đất Tân Khánh và may mắn gặp được những bậc cao niên trong làng, họ chính là hậu duệ của võ phái TK-BT. Trò chuyện với chúng tôi lúc đó là những ông cụ đã trên 70 tuổi. Tuy tuổi đã cao, nhưng trong khi trò chuyện với chúng tôi các cụ vẫn còn giữ được phong thái con nhà võ: thân hình rắn chắc, đi đứng tuy không còn oai vệ như thời trai trẻ nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và hoạt bát. Theo các vị võ sư cao tuổi trong làng, võ TK-BTcó đến 6 loại quyền cước và 18 loại binh khí chính. Người nào luyện khoảng 1/3 là yên tâm không sợ người khác bắt nạt. Nghệ thuật võ TK-BT phảng phất tinh thần nghĩa khí hào hiệp, vì đó là nghệ thuật lấy nhỏ chống lớn, ít chống nhiều, nhu chương... Nói về các giai thoại của võ TK-BT thì có rất nhiều, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là sự tích ông Hai Ất, ông Ba Giá hay cô Năm Vuông ''đả hổ'' (đánh cọp); hay sự tích Bà Trà với đôi kiếm có ghi trên đó câu ''Anh chị ăn không trả tiền, hỏi gặp kiếm ừ rồi đi'' treo ở cửa quán để răn đe những người thích ăn quịt của người khác... Những sự tích cứ như huyền thoại nâng tầm thế của làng võ TK-BT ngày càng trở nên nổi tiếng. Truyền thống hào hùng của võ xứ TK-BT, nhất là uy danh của bậc võ sư tiền bối Võ Văn Ất (Hai Ất) qua thành tích nhiều phen ''đả hổ'' đã thôi thúc nhiều thanh niên của Lục tỉnh miền Tây đến với võ phái này, tham gia vào các lớp học võ do các thầy ở TK- BT đi truyền dạy...
Những người kế tục và phát triển võ phái Tân Khánh-Bà Trà
Đầu tiên phải kể đến võ sư Từ Thiện. Lúc 14 tuổi ông đã bắt đầu học võ. Cái uy danh của võ sư Hai Ất với những chiến công ''đả hổ' đã thôi thúc ông đến với lớp võ TK-BT. Trực tiếp truyền dạy cho ông là người dượng thứ sáu - võ sư võ Văn Phiên (Bảy Phiên) – đệ tử đời thứ hai của lão sư Hai ẤT. Không lâu sau đó, ông đã trở thành người nổi danh với những pha nhập nội thần tốc khi tham gia trong đoàn võ sĩ tân Khánh và tham dự võ đài dành cho các võ sĩ khắp miền Đông Nam bộ. Lần nào thi đấu ông cũng đem vinh quang về cho xứ võ Tân Khánh. Đến năm 1939, võ sư Từ Thiện đứng ra mở lớp dạy võ TK-BT, thu hút khá nhiều thanh thiếu niên tại xã nhà và các xã lân cận đến theo học. Đến năm 1954, võ sư Từ Thiện được mời dạy môn võ lừng danh của miền đất ''đả hổ'' này cho người dân Sài Gòn. Võ TK-BT từ đó được phát triển rộng ra nhiều vùng, quận của Sài Gòn và tồn tại đến nay. Những võ sĩ nam mang họ Từ, võ sĩ nữ mang họ Hổ, sử dụng kỹ thuật của võ phái TK-BT đã góp phần tô điểm vinh quang cho xứ võ quê hương này, trong số đó có nhiều võ sĩ đạt thành tích cao trên các võ đài trong và ngoài nước, như: Từ thanh Nghĩa, Từ trung Tín, Từ Y Văn từng thắng các giải vô địch Lào, lndo- nesia, Thái Lan, Hồng Ong trong những năm 70. Ba người con trai của ông cũng được cha truyền dạy võ từ nhỏ. Tuy nhiên, đến nay chỉ có người con trai út là võ sư hồ Tường nối nghiệp cha để tiếp tục phát triển môn võ của tổ tiên đến với những người mến mộ môn võ cổ truyền này ở TP.HCM. Hiện ông là Trưởng ban Huấn luyện lớp võ lâm Tân Khánh tại Nhà Văn hóa thanh niên TP.HCM. Hàng ngày vẫn miệt mài truyền dạy các thế võ TK-BT cho môn đồ của mình, trong đó có không ít người nước ngoài.
Cũng là đệ tử của thầy Bảy Phiên, võ sư Tư Thứ cũng một thời trai trẻ ngang dọc bôn ba khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ để truyền dạy môn võ TK-BT cho những người nghĩa dũng. Ông nói rằng, chỉ là những người học trò thân tín, tin tướng ông mới truyền dạy cho. Có lớp ông dạy trên một ngàn người. Lúc chúng tôi tìm gặp ông, ông đã ở vào cái tuổi ''Thất thập'' và hơn 20 năm không còn đi dạy nữa nhưng trông ông vẫn giữ được nét phong thái, khỏe mạnh của con nhà võ, hàng ngày ông vẫn múa quyền đánh roi vì sợ già rồi sẽ quên nghề...
Cần được phát huy
Theo các cụ cao niên ở Tân Khánh, hiện nay chỉ có võ đường Từ Thiện và Nhà Văn hóa thanh niên TP.HCM là hai địa chỉ truyền dạy về võ TK-BT. Ngoài ra, hầu như không có võ đường nào mở lớp dạy môn võ cổ truyền này, kể cả ở địa phương. Theo các cụ nếu có truyền dạy thì cũng chỉ diễn ra trong phạm vi mỗi gia đình riêng, theo phương thức cha truyền cho con. Mà phải là những người con có khí thế, bản chất của người học võ thì mới được truyền dạy, bởi vì các cụ cho rằng, học võ là để tự vệ, phòng thân nên không thể truyền cho những ai vốn có tính hiếu thắng, thích gây gổ với người khác... Vậy, để phát huy và nâng cao tầm của võ phái TK-BT, vấn đề là chính quyền địa phương, các cấp các ngành liên quan nên có biện pháp như thế nào để lưu giữ lại môn võ cổ truyền này, tránh bị mai một và lãng quên nó ngay trên mảnh đất sản sinh ra nó. Bởi vì, khôi phục lại võ TK-BT chính là khôi phục lại một nét đẹp văn hóa của quê hương.

HỒNG THUẬN


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24420319