Kết Quả Tìm Kiếm

TỔNG TRẤN TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT VỚI VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1764) tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nguyên quán từ Quảng Ngãi vào. Cha là Lê Văn Toại chuyển đến ở xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Lúc mới ra đời, do dị tật bẩm sinh được tuyển vào cung làm Thái giám. Có tài quân sự, lập nhiều chiến công được vua tín cẩn giao nhiều trọng trách. Nhâm Thân (1812), được cử làm Tổng trấn Gia Định thành. Ất Hợi (1815), về triều thọ cố mạng di chiếu. Tháng 5 năm Canh Thìn (1820), được cử lãnh Tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai. Sau đó, hai lần xin từ chức (năm 1824 và 1832) nhưng không được chấp thuận. Đến ngày 30 - 7 năm Nhâm Thìn (1832), ông lâm trọng bệnh, qua đời, thọ 69 tuổi (ta). Bài viết này chủ yếu làm rõ hoạt động trong 20 năm giữ Tổng trấn Gia Định thành của ông, tính đến nay (2023) đã hơn 210 năm.


CA DAO - DÂN CA NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Công trình nghiên cứu Ca dao dân ca Nam Bộ cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2022) của La Mai Thi Gia vừa ra mắt bạn đọc.


Văn hóa đô thị Đông Nam Bộ trong hội nhập

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vùng có địa hình rộng, thoáng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và xây dựng hệ thống giao thông vận tải... Vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng Đông Nam Bộ đạt 67%; diện mạo đô thị ngày càng đổi mới, hiện đại; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 79,5%, đứng thứ hai trong các vùng của cả nước . Lối sống công nghiệp - đô thị mới được hình thành, mang đặc tính năng động và ngày càng văn minh, hiện đại. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều biến đổi trong quá trình đô thị hóa. Song hành cùng những giá trị văn hóa cổ truyền là sự xuất hiện những yếu tố văn hóa mới, hiện đại làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cư dân không ngừng được cải thiện.


Ảnh Hưởng Của Tín Ngưỡng Biển Nam Trung Bộ Đối Với Nam Bộ

1. Đặt vấn đề Nam Bộ trong điều kiện lịch sử hình thành và phát triển, đã tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau, trong và ngoài nước, của nhiều tộc người với một quá trình dài hơn 300 năm. Đặc biệt, văn hóa Nam Trung Bộ là dòng văn hóa chủ đạo, chi phối đến sự hình thành, phát triển của nền văn hóa Nam Bộ. Tín ngưỡng dân gian, nhất là tín ngưỡng biển có những biểu hiện cho thấy sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa hai khu vực. Việc tìm ra những ảnh hưởng của những tín ngưỡng đó ở Nam Bộ rất khó khăn nhưng cần thiết để nhận diện đầy đủ bức tranh tín ngưỡng biển trong nền văn hóa biển Việt Nam. 2. Vài nét về vùng biển Nam Bộ Bờ biển Nam Bộ dài 974 km với 9 tỉnh thành giáp biển (Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Khu vực này có 3 huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) với 195 hòn đảo, diện tích 693km2, chia làm 5 cụm đảo: Côn Đảo, Hòn Khoai, Kiên Hải, Kiên Lương-Hà Tiên, Phú Quốc. Riêng tỉnh Kiên Giang có 105 đảo, trong đó có 43 đảo có người ở và 5 quần đảo, lớn nhất là quần đảo Phú Quốc với diện tích 573km2.


Đông Nam Bộ trong lịch sử Phù Nam và Chân Lạp

Bước vào thiên niên kỷ mới sau công nguyên, trong suốt 16 thế kỷ, vùng đất phía nam bán đảo Đông Dương diễn ra nhiều diễn biến lịch sử sinh động và phức tạp. Đầu tiên là sự hình thành nhà nước Phù Nam trên nền tảng văn hóa Óc Eo. Thể chế biển (Maritime polity) này đã đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ hải thương và nông nghiệp trồng lúa. Đến thế kỷ thứ VII, Phù Nam sụp đổ, Chân Lạp thay quyền bá chủ, phát triển sinh động với đỉnh cao là nền văn minh Angkor rực rỡ. Với những thành tựu khoa học trong nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, lịch sử vùng đất Nam Bộ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) đã được làm sáng tỏ nhất định. Nhưng lịch sử vùng Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều vấn đề học thuật liên quan chưa có câu trả lời thích đáng. Đông Nam Bộ có vị trí ra sao trong toàn bộ thể chế nhà nước Phù Nam, Chân Lạp là điều cần xem xét khi tìm hiểu về xã hội Đông Nam Bộ thời kỳ này


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24464616