type

Trâu trong văn hoá Việt

  • ANH HÙNG
  • 11/02/2021

Trong những vật nuôi, trâu là loài gia súc truyền thống, có số lượng đông đảo, mang ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên trâu cũng tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trong các hang động Thấm Khuyên, Phai Vệ, Kéo Lèng (Lạng Sơn), hang Hùm (Hòa Bình), Thẩm Òm (Hà Tĩnh)…, đã tìm thấy hóa thạch loài trâu sống thời tiền sử, cách đây 200-300 thế kỷ. Tại những di chỉ thời đồ đá mới (cách đây 60-100 thế kỷ), đã thấy nhiều vật trang sức, bùa đeo, đồ dùng được chế tác từ xương, sừng, da trâu, thậm chí cả những tượng đẽo, tranh vẽ, hình khắc về trâu của người Việt cổ. Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá mài nhẵn bóng ở Đình Tràng (Đông Anh - Hà Nội) và hình lễ hội đâm trâu chạm khắc trên mặt trống đồng ở Bắc Lý (Hiệp Hòa - Bắc Giang), đều có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm. Sang thời Văn Lang và Âu Lạc (cách đây 21-27 thế kỷ), tìm thấy nhiều hình trâu, lợn, gà, chim hạc và cá sấu được dập đúc hoặc chạm khắc trên các vật dụng bằng sắt, đồng, gốm như trống chiêng, chum vại, bình ấm, nồi bát, giáo mác, gậy cột… Các nghiên cứu lịch sử cho rằng trâu đã được thuần hóa, nuôi dưỡng ở Việt Nam từ cách đây khoảng 4.500 năm, ban đầu để dùng làm thực phẩm và một số đồ gia dụng, sau đó thêm việc kéo gỗ, tiếp theo được lùa xuống ruộng dẫm cho đất lún thành bùn để dễ cấy (như người Mường vẫn còn làm cách đây không lâu), rồi cuối cùng mới là dùng để kéo cày, kéo bừa và những việc khác như hiện nay.

 

ANH HÙNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24389864