Lịch sử Việt Nam

Một người có số phận khá kỳ lạ: Tả Quân Lê Văn Duyệt

Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông... (Crawfurd)

Xem chi tiết


Về tổ chức bang, Minh Hương xã và Thanh Hà phố của người Hoa ở Việt Nam

Nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam tất yếu phải tìm hiểu về các thiết chế như, tổ chức bang 邦, Minh Hương xã 明 香 社 và Thanh Hà phố 青 河 鋪â, cả về lịch sử hình thành và các đặc điểm liên quan.


Tục kiêng cữ trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch hay Tết Cổ truyền, là dịp lễ Tết quan trọng bậc nhất trong văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa, sau lễ Trừ Tịch, tết khởi đầu cho một năm mới với tất cả mọi không gian, cảnh vật và lòng người đều mới mẻ để đón xuân sang. Chính vì vậy, mọi người tin rằng đầu năm làm những điều tốt đẹp thì cả năm sẽ may mắn, sung túc, gia đình hòa thuận, việc làm ăn trong năm được thuận buồm xuôi gió


Những năm Thìn trong lịch sử Việt Nam

Nghĩa quân Bà Triệu tiến công giết chết thứ sử Giao Châu nhà Đông Ngô. Ngày 30-3-Bính Thìn (6-476) Phạm Tu, tướng của Lý Bôn đánh thẳng vào lỵ sở của thứ sử tàn ác Tiêu Tư (Nhà Lương) tại Long Biên và đưa quân lên biên giới chận đánh tàn quân Lương chạy về. Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến ở sông Như Nguyệt đánh thắng quân giặc Tống. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” xuất hiện từ đó...


Nguồn gốc Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu (Tết rằm tháng 7)

Tết rằm tháng 7, còn gọi đơn giản là Rằm tháng 7 là lễ thức mà hầu như tất cả người Việt đều coi ăn rằm tháng 7 là một tục lệ truyền thống. Tại sao lại coi ăn Rằm tháng 7 là một tục lệ, trong khi nhiều hoạt động của con người trong ngày này chủ yếu mang ý nghĩa lễ, biểu lộ tâm linh? Ở người Việt, mọi lễ thức phong tục đều kết thúc bằng thụ lộc – ăn phần vật chất đã dâng cúng thánh thần, tổ tiên, hồn ma, hy vọng được tăng sức mạnh (đối với vật hiến dâng thánh thần); hoặc ăn thay các vong hồn, ăn phần còn lại sau khi các vong hồn, ma quỷ đã hưởng nhằm biểu lộ sự thân thiện với các lực lượng vô hình ấy.


Giới thiệu về 12 vị thần Hành binh, Hành khiển và Phán quan

Khi điền dã sưu tầm tài liệu, trong câu chuyện kể của các cụ lão niên hay trong dịp cúng đầu năm mới đều có nhắc tới các vị hành binh, hành khiển. Vậy hành binh, hành khiển là ai? Nhân sưu tầm được những tài liệu về 12 vị Hành binh, Hành khiển nên giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và tìm hiểu.


Phủ man tạp lục» một tư liệu dân tộc học về Trường Sơn – Tây Nguyên

Nguyễn Tử Vân, hiệu là Ôn Khê, người làng Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người thuộc dòng gia thế trong vùng, từ nhỏ đã được rèn dũa, học hành thông tuệ. Năm 1843, ông thi đỗ cử nhân ở Huế, xếp hạng cao, thứ sáu cùng bảng với Đặng Huy Trứ và nhiều người nổi tiếng khác. Ông được bổ làm Huấn đạo, và một thời gian sau đó được Trương Đăng Quế tiến cử làm Hành tẩu viện Cơ Mật, rồi được bổ làm Gián Đài. Ít năm sau, nhà vua cử ông ra làm Án sát sứ tỉnh Thái Nguyên.


Chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng và phát triển Xứ Đàng Trong theo tinh thần Tam giáo Đồng Nguyên

Nguyễn Phúc Chu là vị chúa thứ 6 trong số 9 chúa Nguyễn của xứ Đàng Trong. Kể từ khi Nguyễn Hoàng bắt đầu vào Thuận Hóa năm 1558, cho đến khi Nguyễn Phúc Chu lên cầm quyền vào năm 1691, là 133 năm.Thời Nguyễn Phúc Chu, xứ Đàng Trong phát triển rực rỡ nhất, đáng gọi là bước nhảy vọt. Chúa lên ngôi năm 1691 thì ngay năm sau, năm 1692 chúa cử Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh đánh bắt vua Chàm là Bà Tranh lập phủ Thuận Thành. Năm 1698, chúa lại cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý lập phủ Gia Định.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24468295