Lịch sử Việt Nam

Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, giữ vai trò cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo, có chung đường biên giới và hải giới rất dài với Trung Hoa, điểm giao tuyến giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ

Xem chi tiết


Giới thiệu âm nhạc cung đình các triều đại Việt Nam

Mặc dầu trên thực tế, chúng ta còn quá ít tư liệu thư tịch và khảo cổ nhưng trong tham luận này, chúng tôi cố gắng tập hợp hầu hết những tư liệu có thể có để mô tả một cách tóm tắt diễn trình âm nhạc cung đình của các triều đại Việt Nam.


Quốc Dân Độc Bản của Đông Kinh Nghĩa Thục gương chiếu hậu nền khoa cử Nho học Việt Nam

Tại trường thi Hội ở Huế, các cống sỹ hăm hở vào kỳ thi với niềm sung sướng mà các khóa trước không có được, là "vào ngay trường thi có thể đóng vi lẫn lộn chứ không chia thành vi Giáp, vi Ất như các khoa thi trước". Đó là kết quả lời tâu của Tổng tài Quốc sử quán Cao Xuân Dục được đích thân vua Thành Thái chuẩn phê


Người Hoa trong lịch sử Việt Nam

Trong cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội vào mùa thu năm 1998, tôi đã có dịp đưa ra thảo luận vấn đề: Diễn biến địa lý và lịch sử trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt – Hoa. Tôi có dự định sẽ thảo luận những vấn đề tiếp theo như: Người Hoa với quá trình hình thành và phát triển các đô thị thương mại ở Việt Nam; Người Hoa với các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, với quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay,... tại cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Nhưng đáng tiếc là thời gian đó tôi chưa có cơ hội để tham gia.


Tư tưởng canh tân của Nguyễn Thượng Hiền

100 năm trước, công cuộc cải cách giáo dục của các nhà Đông Kinh nghĩa thục nhằm mục đích "hóa quốc cường dân", "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", canh tân (đổi mới) để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, chúng ta đã giành được độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân nhưng muốn hội nhập để phát triển "sánh vai các cường quốc năm châu" thì chúng ta phải không ngừng đổi mới.


Bước đầu tìm hiểu về Toring và các thủ lĩnh của người GiaRai từ nửa cuối thế kỷ XIX - Nửa đầu thế kỷ XIX

Giarai là một trong năm tộc người Mã Lai – Đa Đảo2 hiện sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn – Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam. Trước khi người Pháp đặt được ách cai trị lên các cao nguyên phía tây của vùng đất Nam Trung Bộ, người Giarai đã có một tổ chức xã hội mà họ gọi là tơring/ tring3, có quy mô lớn hơn làng. Tổ chức xã hội cổ truyền này của người Giarai không được nhiều tư liệu nhắc đến. Trong báo cáo tham luận tại hội thảo Việt Nam học lần thứ ba này, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ phần nào về các tơring và một số thủ lĩnh của các tơring lớn của người Giarai từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trong điều kiện tư liệu cho phép.


Suy nghĩ thêm về các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX

Việc nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX còn chứa đựng nhiều sai lạc và ngộ nhận. Có những sai lạc do vô tình, có những ngộ nhận do thiên kiến, có dụng tâm


Một vài nhận thức mới về nhà Trần

Trong những năm qua, kết quả nghiên cứu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đưa đến những hiểu biết khá toàn diện về nhà Trần. Đặc biệt, kết quả khai quật khảo cổ tại nhiều địa điểm như: 18 Hoàng Diệu (Hà Nội); Tức Mặc (Nam Định), Đông Triều (Quảng Ninh)... góp phần xác định cấu trúc, vị trí, quy mô của Kinh thành Thăng Long; kiến trúc chùa tháp, lăng mộ,... 

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373617