Tin Tức

Hành trình của hai chiếc mỏ neo cổ

Hai chiếc mỏ neo cổ được những người thuyền chài tình cờ vớt được và một ông chủ nhà hàng tình cờ mua về đang mở ra một cơ hội lớn cho ngành sử học Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về một trong những chiến thắng vĩđại nhất trong lịch sử dân tộc: trận chiến Bạch Đằng Giang...Một ngày đông năm ngoái, ông Quách Văn Địch, nhận được một cú điện thoại. Người gọi là nhà sử học Dương Trung Quốc, ông nói: “Cám ơn anh đã cho tôi biết chuyện này, tôi sẽ đến gặp anh trong thời gian sớm nhất”.

Xem chi tiết


Ra mắt thêm bốn cuốn sách về Huế

TT - Tại cơ sở nghệ thuật Không gian mới - 3 Hùng Vương, TP Huế hôm 5-7, tác giả, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (khoa Việt Nam học - ĐH Phan Châu Trinh, Quảng Nam) đã tự giới thiệu với độc giả và các thân hữu bốn cuốn sách mới (ảnh) của ông: Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - một cuốn sách, công trình nghiên cứu công phu của tác giả trong vòng 15 năm về "những món đồ sứ cổ do người Hoa làm ra nhưng lại mang trên mình những tinh hoa của văn hóa Việt".


Tìm thấy tượng Bát tiên tại cung An Định, Huế

TT - Tượng bị mất đầu, chiều cao còn lại là 90cm, chu vi vòng bụng 85cm, làm bằng thạch cao phủ lên lớp gạch ngói đắp, bên trong có khung cốt thép, khoác bên ngoài là bộ xiêm y với nhiều chi tiết mang dáng dấp bộ trang phục đại triều của quan văn thời Nguyễn... Đó là bức tượng vừa được nhóm thi công tìm thấy tại công trình thoát nước ngầm Khải Tường lâu, biệt cung An Định - thuộc hệ thống di tích triều Nguyễn tại Huế.


Sơ tổ Trúc Lâm Yên Tử tron đời vẹn đạo

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.


Quân dân tỉnh Thủ Biên chủ động tiến công địch góp phần vào thắng lợi chung trong chiến dịch Đông Xuân 1953-195

Tỉnh Thủ Biên là sự sáp nhập hai tỉnh: Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay) và Biên Hòa vào tháng 5-1951, thuộc Phân liên khu miền Đông Nam bộ. Tỉnh Thủ Biên có chiến khu Đ, là căn cứ chiến lược của cách mạng; là địa bàn có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế, là nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch ở chiến trường Nam bộ trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2 Người con của chiến khu Đ

Đại tá Trần Công An, còn gọi là Trần Văn Kìa (Hai Cà), sinh ngày20-12-1920 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên. Năm lên 7 tuổi, cha mất sớm. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, ông xung phong vào lực lượng Thanh niên tiền phong. Vào ngày 3-2 cách nay 59 năm (1948), ông Trần Công An thắc mắc với anh Lê Huyền - Chính trị viên Huyện đội Tân Uyên: ''Đảng là ai? Làm thế nào hình dung ra Đảng''? Trả lời: ''Đảng là Bác Hồ, là chú Giáp, là những ai chiến đấu, lao động vì lợi ích của Đảng, của nhân dân''. ''Vậy tôi vào Đảng được không''? Trả lời: "Được nhưng phải rán lên,'phải thuộc 10 lời thề, 6 điều tâm niệm, 4 nhiệm vụ đảng viên và cao hơn hết phải công tác tốt''.


Nhân kỷ niệm 10 năm tái lập tỉnh 1.1.1997- 1.1.2007: Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Bình Dương

Địa chí Sài Gòn - Gia Định xưa cùng các tập san sử địa xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975 cho rằng Bình Dương là một địa danh lịch sử, xuất phát từ thời Trung cổ Trung Quốc. Bình Dương là đất khởi nghiệp của vua Nghiêu và sau này là kinh đô của ông khi lập nền thịnh trị cho Trung Quốc cổ. Do điển tích Đường Ngu, đào đường, tên chữ là Phóng Huân, mẹ là Khanh Đô có thai 14 tháng mới sinh ra ông.


Người hoa ở Thủ Dầu Một ăn tết như thế nào?

Trong quá trình cộng cư lâu dài giữa người Hoa và người Việt ở Việt Nam nói chung và Thủ Dầu Một nói riêng, đã tạo nên sự giao thoa văn hóa chặt chẽ với nhau. Do đó mà phong tục tập quán đa phần giữa người Hoa và người Việt tương đối giống nhau. Về cơ bản, người Trung Quốc và Việt Nam đều sử dụng âm lịch và ăn Tết mừng năm mới cùng một thời gian. Đó là Tết Nguyên đán.


Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

Tại Thanh Hóa, ngày 18-19/10/2008


Nỗi ám ảnh chất độc màu da cam

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung phải hứng chịu một lượng độc chất rất lớn do Mỹ rải xuống, có lẽ là lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đó là chất độc màu da cam/dioxin. Những tưởng rằng 35 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, ảnh hưởng của chất độc đó sẽ không còn nhiều nữa. Nhưng trên thực tế, những di chứng mà chất độc màu da cam (CĐMDC) và dioxin để lại vô cùng to lớn, hàng vạn nạn nhân CĐMDC/ dioxin Việt Nam đã chết; đồng thời hàng triệu nạn nhân có con và cháu sinh ra bị dị tật bẩm sinh; nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm mẹ, rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con bệnh tật, dị dạng không ra hình người. Cho đến nay, hàng triệu nạn nhân Việt Nam vẫn đang hàng ngày phải vật lộn với những cơn đau mà di chứng CĐMDC/dioxin để lại, họ mất mát và đau khổ cả về vật chất và tinh thần (1).


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24363609