Kết Quả Tìm Kiếm

Chùa Sùng Đức, Dầu Tiếng, Bình Dương – Hình thành, kiến trúc và một số hoạt động

Vào năm 1998, các nhà hảo tâm đã hiến đất và thỉnh nguyện các Ni sư ở Tổ đình Sùng Đức (Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh hiện nay) về ấp Tân Hòa, xã Long Hòa, Dầu Tiếng tu tập và giúp người dân địa phương nương theo Tam Bảo. Sau khi hoàn thành chương trình Phật học, Sư cô Thích nữ Tâm Đoan đồng ý và về chủ trì xây dựng chùa Sùng Đức ở xã Long Hòa, Dầu Tiếng. Từ năm 1998 đến nay, chùa Sùng Đức được xây dựng, mở rộng và trở thành địa chỉ tâm linh của nhân dân xã Long Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương.


Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn lịch sử-văn hóa

Guốc mộc Bình Dương đã xuất hiện cách nay khoảng một trăm năm, qua những bước thăng trầm đã khẳng định được dấu ấn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của văn hóa Bình Dương (bên cạnh gốm sứ, sơn mài).Guốc mộc Bình Dương là một trong các thể loại của nghệ thuật điêu khắc gỗ; Những đôi guốc xinh xắn là sản phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo, trình độ mỹ thuật,tay nghề của nghệ nhân mà còn có tâm hồn nghệ nhân gửi gắm vào trong đó.Guốc mộc Bình Dương đã đi vào đời sống người dân, là hình ảnh gần gủi quen thuộc của người Việt gần trăm năm qua. Ngày nay làng nghề guốc mộc ở Bình Dương không còn nữa.Mặc dù guốc mộc vẫn được làm và buôn bán nhưng trước sự cạnh tranh dữ dội của các loại giày dép trong nước và ngoại nhập, guốc mộc Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một.


Nhân vật lịch sử thời khai hoang lập ấp ở Bình Dương xưa

Lần theo lịch sử vùng đất, con người Bình Dương xưa, cách nay hơn 300 năm, trên nhiều khu vực của vùng đất này đã có những lớp cư dân người Việt, người Hoa đến sinh sống, khai hoang, lập nghiệp, chủ yếu sống ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính. Đó là những người Việt ở vùng Ngũ Quảng đến lập nghiệp sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh(Kính) kinh lý vào Nam để thành lập các đơn vị hành chính; là bộ phận người Hoa không hàng phục Nhà Thanh được phép chúa Nguyễn cho vào Nam khai khẩn sinh sống. Họ là những nhân vật lịch sử như: Đức ông Huỳnh Công Nhẫn, tiền hiền vùng Bình Hòa, Bưng Bố, xứ Lái Thiêu; Bá hộ Hạ Quang Quới, tiền hiền vùng Bọng Dầu, Bình Điền, xứ Dầu Miệt; Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài-Tchen Tchang Tchouen) ở xứ Nông Nại (Đồng Nai).


Thông báo Đón đọc Tập san Khoa học lịch sử Bình Dương số 60

Thông báo Đón đọc Tập san Khoa học lịch sử Bình Dương số 60


NHÂN VẬT LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước (1954-1975), Đảng bộ, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, giành được những thắng lợi to lớn, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là sự phản ánh những đóng góp lớn lao về của cải vật chất, công sức, trí tuệ và cả máu xương của các tầng lớp nhân dân Thủ Dầu Một - Bình Dương và biết bao cán bộ, chiến sĩ từ mọi miền đất nước đã từng công tác, chiến đấu trong cuộc kháng chiến đầy gian lao mà anh dũng trên vùng đất Bình Dương. Trong hai cuộc kháng chiến Bình Dương có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 60.000 người có công, 2.083 Mẹ Việt Nam anh hùng, 16.309 liệt sĩ, 5.847 thương binh và 833 cán bộ kháng chiến bị địch bắt tù đày.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24462903