Lịch sử Việt Nam

Thêm tư liệu về cuộc đảo chính ngày 1/11/1963

  • Nguyễn Sinh TPHCM
  • 24/07/2012

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI  “GIA ĐÌNH TRỊ” NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ CUỘCCHÍNH BIẾN NĂM 1963

 

+Ngô ĐìnhDiệm và con đừơng danh lợi dưới “bàn tay phù phép” của người Mỹ

        Ngô Đình Diệm sinh ngày 3-1-1901 trong một gia Đình có 9 người con. Thân phụ là Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Nói chung, đó là một gia Đình Công giáo và bản thân Diệm từng có ư muốn sau này lớn lên sẽ trở thành linh mục. Diệm theo học trường Quốc học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi, sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, luôn tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường cũng đứng đầu lớp. Tốt nghiệp xong, Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ và tiến thân khá nhanh trên con đường công danh. Lần lượt ông ta được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận (thuộc tỉnh Phan Rang) và Tuần Vũ B́nh Thuận (tỉnh Phan Thiết).

       Tự xưng là “người Việt Nam ái quốc”, Diệm luôn tỏ ư chống đối sự đô hộ của Pháp nhưng cũng lên án chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông ta đó là “những kẻ thù của người Việt Quốc gia”. VÌ thấy Diệm thể hiện nhiều khả năng, bản tính lại năng động, vào tháng 3-1933, Vua Bảo Đại bổ nhiệm Diệm nắm chức vụ Thượng thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội vụ). Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông ta lập tức đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Bảo Đại và Pháp từ chối. Tiếp nữa, Diệm lại thất bại trong việc tranh dành ảnh hưởng với Phạm Quỳnh nên cuối cùng quyết định từ chức Thượng thư Bộ Lại và không thèm giữ chức vụ gì cho đến khi ông ta được cử làm Thủ tướng vào năm 1954.

       Sau lúc từ chức, Diệm quay về sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông ta từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Bảo Đại lẫn các phe chính trị khác. Năm 1951, Diệm qua Mỹ, trong khoảng thời gian hai năm, Diệm sống trong hai tu viện Maryknoll, thuộc vùng Lakewood, bang New Jersey và Ossining, bang New York. Nhờ sự gởi gắm của người anh ruột là Giám mục Ngô Đình Thục, Diệm được Đức Hồng y Spellman tiếp nhận, nâng đỡ và tạo cơ hội giao tiếp với dư luận địa phương qua các buổi nói chuyện tại một vài trường Đại học cũng như tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Cuối cùng, Diệm cũng được lọt vào mắt xanh của một vài chính khách Mỹ có uy tín thời đó như Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, John Kennedy, dân biểu Walter Judd, Chánh án Williams Douglas.... Tháng 5-1953, Diệm qua Bỉ và sống trong tu viện Benidictine de St. André-les-Purges, năm sau lại qua Pháp “nằm chờ thời” trong Tình h́nh quân Pháp đang bị bại trận nặng nề tại chiến trường Điện Biên Phủ bên Việt Nam. Sang năm 1954, khi có triệu chứng người Pháp đang bị thất bại ở chiến trường Đông Dương và phe Cộng sản đang có cơ hội giải phóng toàn cơi Việt Nam, Hoa Kỳ liền quyết định can thiệp để thay chân người Pháp. Lúc này chính phủ Mỹ muốn t́m người để ủng hộ họ và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles cũng từng biết đến Diệm. Với “ḷng trung trinh ái quốc” nhất là tư tưởng chống Cộng triệt để, Diệm đă sớm lấy được cảm Tình của Ṭa Bạch Ốc. Quay về nước vào cuối tháng 6-1954, Diệm tỏ ra rất lo lắng và xót xa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và nạn quan lại nhũng nhiễu. Cùng với áp lực của chính phủ Mỹ phối hợp bởi sự can thiệp tích cực của Đức Hồng y Spellman mà phía sau là Ṭa thánh Vatican và sức ép của Phong trào Cộng ḥa B́nh dân thân Vatican lúc đó, chính phủ Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại buộc ḷng phải cử Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng trên nửa phần đất phía Nam bằng sắc lệnh 38/ QT do Bảo Đại kư ngày 16-6-1954. Đến ngày 1-10-1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư riêng và được Đặc sứ Mỹ Donald R. Heath trao tận tay ông ta vào ngày 23-10-1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho “một chính phủ mới của Ngô Đình Diệm”. Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng Diệm thời đó là Giám đốc Cơ quan Trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam...Vào ngày 23 –10-1955, sau cuộc tổ chức trưng cầu dân ư, dưới bàn tay đạo diễn khéo léo của người Mỹ, Ngô Đình Diệm đạt được 98,2% phiếu, thắng cả Vua Bảo Đại, và sau đó trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

Ngô Đình Diệm & chế độ “gia Đình trị”

       Mặc dù Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống nhưng ông ta lại hoàn toàn thiếu thực quyền. Vốn rất tâm đắc với quan niệm “Cái dù che cái cán” hay “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Do vậy mà một người như Giám Mục Ngô Đình Thục, –anh ruột của Diệm– và cũng là người con trai thứ nhất trong gia Đình, vẫn thường lợi dụng chức quyền của người em làm Tổng thổng để bắt buộc các sĩ quan, quận trưởng, tỉnh trưởng và bộ trưởng phải “khăn gói quả mướp” đi học các lớp nhân vị do ông ta tổ chức tại Ṭa Giám mục Vĩnh Long.  Thậm chí đến ngày lễ Ngân Khánh 29-6-1963 (kỷ niệm 25 năm làm Giám mục) của Thục đă được tổ chức như một quốc lễ. Những bộ hạ thân tín của Giám mục Thục đă thành lập ra một Ủy Ban mừng lễ Ngân Khánh gồm các nhân vật như Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc hội kiêm chủ tịch lễ Ngân Khánh, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Quang Trình, Viện trưởng viện Đại-học Sài Gòn Lê Văn Thới, Viện trưởng viện Đại Học Huế Cao Văn Luận, và tỉnh trưởng các nơi dĩ nhiên là đều phải tham gia. Tại các Bộ, các nha, ty, sở, trường đại học, quân nhân, công, tư chức khắp 43 tỉnh và thị xă toàn miền Nam đều phải thành lập các tiểu ban để bán vé, và ép buộc công chức cùng những quân nhân cấp úy trở lên phải bỏ tiền mua vé “Mừng lễ Ngân Khánh”. Mỗi vé từ 2.500 đồng đến 5.000 đồng (hối suất lúc đó 1 Mỹ kim tương đương khoảng 25 đồng tiền Việt Nam). Có người còn ra sức đóng góp nhiều hơn để lấy ḷng “Đức” Giám Mục Thục. Với hành động dĩ công vi tư và bóc lột trắng trợn nầy, Giám mục Ngô Đình Thục thu lượm được bạc tỷ chỉ qua lễ Ngân Khánh của ông ta. Bên cạnh đó, Giám mục Thục và người em là Ngô Đình Nhu, còn được độc quyền khai thác gỗ quí vùng Long Khánh và dọc theo tuyến từ Định Quán đến Lâm Đồng, làm chủ đại thương xá Tax đường Nguyễn Huệ, một nhà sách Xuân Thu đồ sộ trên đường Tự Do, một cư xá tầm cỡ chuyên cho thuê ở đường Trần Hưng Đạo, ngôi biệt thự sang trọng trên bờ sông Thị Nghè...Từ thượng vàng đến hạ cám, nhấtn chung Thục đă không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để kiếm chác. Đó là chưa kể tới chuyện Thục còn lấy ngân sách quốc gia để xây cất trung tâm Nhân vị ở Vĩnh Long, cất nhà cho thuê, xây dựng quán ăn, tiệm giải khát chung quanh trung tâm nầy để kiếm lợi nhuận, lợi dụng cơ hội trùng tu nhà thờ La Vang để hốt bạc...Cũng giống Ngô Đình Thục, gia Đình người em trai khác của Diệm là vợ chồng Ngô Đình Nhu cũng có hai biệt thự đồ sộ, một ở đường Phùng Khắc Khoan và một ở góc Pasteur và Hiền Vương (Vơ Thị Sáu ngày nay). Lúc ấy, hai biệt thự nầy thuộc loại sang trọng nhất nhất Sài Gòn. Còn tại Đà Lạt, biệt thự nghỉ mát của vợ chồng Nhu cũng nguy nga đồ sộ hơn, “gồm có sân vũ cầu, hồ tắm, và nhiều loại kiến trúc sang trọng khác, đă xây dựng nhiều năm nhưng cho đến trứơc lúc bị lật đổ–năm 1963– vẫn chưa kịp hoàn thành”. Cùng với người anh Ngô Đình Thục, vợ chồng Nhu còn tiến hành khai thác rừng gỗ quí ở Định Quán và dọc theo tuyến Định Quán – Đà Lạt, độc quyền khai thác nguồn nước suối Vĩnh Hảo, thao túng ngành chế biến lông vịt ở Chợ Lớn, phân chim ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà thuốc Tây O.V.P. Đó là chưa kể thủ lợi qua các chương trình viện trợ của Mỹ, tổ chức những casino kín đáo và vĩ đại, thậm chí tham gia buôn bán ma túy, thuốc phiện. Trong cuốn “Chính trị thuốc phiện tại Đông Nam Á” (The Politics Of Heroin In Southeast Asia), Tiến sĩ Alfred W. McCoy, một chuyên viên trong lĩnh vực bài trừ nạn buôn lậu ma túy thế giới và đă từng là cố vấn tại Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia miền Nam Việt Nam, từng mô tả như sau: “Sau khi băng đảng B́nh Xuyên bị đuổi khỏi Sài Gòn vào tháng 5-1955, Tổng thống Diệm, nhất quyết bài trừ nạn thuốc phiện bằng chiến dịch công khai đốt các bàn đèn, và đóng cửa các tiệm bán thuốc phiện... Nhưng chỉ 3 năm sau, chính phủ Diệm đột nhiên thay đổi chủ trương lành mạnh xă hội nầy bằng việc cho buôn bán thuốc phiện trở lại. Chính ông Ngô Đình Nhu, em ông Diệm và là giám đốc ngành mật vụ viện cớ thiếu tiền trang trải cho các chương trình Tình báo. Mặc dù, gần 3 năm qua, chương trình viện trợ của Hoa Kỳ và CIA đă cung cấp nhiều tiền cho các hoạt động Tình báo của ông ta, nhưng Vì trở ngại về nhân sự và các khó khăn nội bộ nên ṭa Đại sứ Hoa Kỳ chỉ từ chối khoản tăng viện do ông Nhu yêu cầu mà thôi. Nhưng ông Nhu vẫn quyết định cho các bang trưởng người Hoa Chợ Lớn mở lại các tiệm bán thuốc phiện và các bàn đèn đă bị dập tắt trong 3 năm qua...rồi thành lập đường dây chuyên chở thuốc phiện từ bên Lào về. Cho nhân viên rải khắp nước Lào để mua thuốc phiện sống và dùng hệ thống hàng không quân sự để chở nhân viên và thuốc phiện đi lại giữa Việt nam và Lào...

+Những cuộc tranh đấu mang màu sắc tôn giáo

        Ngày 5-5-1963, thành phố cổ kính Huế bắt đầu cho giăng đầy cờ và khẩu hiệu để chuẩn bị tiến tới mừng lễ Ngân Khánh của Đức Giám Mục Ngô Đình Thục, bào huynh của Tổng Thống Diệm. Trong số cờ ấy có cờ của Giáo hội Công giáo Vatican tức lá cờ nửa vàng nửa trắng và h́nh ảnh Đức Giáo Hoàng. Biểu tượng này được nhấtn nhận như là Ṭa Thánh Vatican đă công nhận đạo Công Giáo tại Việt Nam, xóa đi h́nh ảnh đô hộ của Pháp quốc lâu nay. Sang ngày 8-5-1963, Phật tử tại Huế cũng cho treo cờ Phật giáo để mừng Đại Lễ Phật Đản thứ 2.507, nhưng chính quyền không cho phép (?). VÌ tức giận, ngay tối hôm đó một số Phật tử liền kéo đến biểu Tình tại Đài phát thanh để phản đối chính quyền. Trong khi xô xát, một quả bom nhỏ (có người nói là một trái lựu đạn) bất ngờ phát nổ. Kết quả có 9 người chết, trong đó có một trẻ em, và 20 người khác bị thương. Chính quyền Diệm lâp tức quy kết rằng phe Cộng sản trà trộn vào đặt chất nổ giết người để gây xáo trộn, còn phía biểu Tình nhất loạt kết án chính Thiếu Tá Đặng Sỹ (của chính quyền Diệm) đă ra lệnh nổ súng giết những người biểu Tình. Còn theo lời kể của viên Lănh sự Mỹ tại Huế sau này là do "lính chính quyền hốt hoảng Vì tiếng nổ và la hét của đám biểu Tình nên đă xả súng bắn vào đám biểu Tình". Cũng cần biết thêm rằng vào thời điểm này riêng ở miền Nam, Phật giáo có khoảng 10,5 triệu tín đồ còn Công giáo chỉ có khoảng 1,5 triệu tín đồ. Vào ngày 15-5-1963, một phái đoàn Phật giáo gồm 8 người từ Huế vào Sài Gòn trình bản kiến nghị cho Tổng Thống Diệm về vụ xô xát nêu trên và Diệm đă đồng ư hầu hết các yêu sách cũng như hứa hẹn sẽ điều tra. Tuy nhiên Tổng Thống Diệm không chịu bồi thường cho các gia Đình nạn nhân Vì “lo sợ Phật giáo nhân cơ hội này càng làm tới”. Thế rồi khoảng một tuần lễ sau, Tổng Thống Diệm bất ngờ đổi ư, không chịu nhượng bộ Phật Giáo, và sự kiện này đă làm cho phe Phật Giáo hết sức bất măn. Ngày 28-5-1963, Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết, lănh đạo Phật giáo Việt Nam lúc ấy lên tiếng kêu gọi các tín đồ đứng lên biểu Tình. Tại Huế, hàng ngàn tăng ni đă nhất loạt xuống đường còn ở Sài Gòn cũng có hàng trăm tăng ni kéo ra đường biểu Tình và tuyệt thực 48 giờ trước ṭa nhà Quốc hội. Khi này Đại sứ Mỹ Frederick E. Nolting cố Tình vắng mặt tại Sài Gòn, và Bộ Ngoại giao Mỹ đă chỉ thị cho ông Phó Đại Sứ William C. Trueheart đứng ra giải quyết. Ngày 2-6-1963, tại Huế, khoảng 500 sinh viên cũng xuống đường biểu Tình chống chính quyền kỳ thị Phật giáo. Cuộc biểu Tình nhanh chóng biến thành bạo động, cảnh sát đă dùng chó săn cùng lựu đạn cay tấn công đoàn biểu Tình khiến cho 67 sinh viên bị thương phải vào bệnh viện. Chính quyền còn ra lệnh giới nghiêm cả thành phố Huế và cho cảnh sát, công an kiểm soát hầu hết các nẻo đường. Để tránh đụng chạm nhiều, Tổng Thống Diệm sau đó đă quyết định sa thải 3 viên chức có trách nhiệm trong vụ bắn chết người biểu Tình ngày 8-5-1963, trong đó có Thiếu Tá Đặng Sỹ. Tiếp theo, chính quyền còn chính thức lên tiếng xin lỗi Phật giáo, nói là các nhân viên chính quyền đă thiếu tế nhị khi hành xữ công tác và hứa sẽ cho một phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật giáo để bồi thường các gia Đình nạn nhân. Tuy vậy, vào ngày 7-6-1963, bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) trong một buổi họp báo đă cố Tình ca ngợi tổ chức Phụ nữ Liên đới của bà ta vừa thành lập và lớn tiếng lên án cho rằng những vị lănh tụ Phật giáo đều do Cộng sản giật dây (?). Ngay sau đó, vào sáng ngày 11-6-1963, phát ngôn viên của Phật giáo đă thông báo cho các phóng viên, kư giả Mỹ biết sẽ có một biến cố quan trọng sẽ xăy ra tại ngă tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng ở thành phố Sài Gòn. Sự kiện này hoàn toàn có thật: trước hàng ngàn tăng ni, phật tử đứng chung quanh, ḤaThượng Thích Quảng Đức (lúc đó 73 tuổi) đă ngồi b́nh thản tự thiêu bằng xăng. Thế nhưng chính quyền Diệm (thực chất là bà Trần Lệ Xuân) lại tuyên truyền rằng Ḥa Thượng Thích Quảng Đức ngồi b́nh tỉnh là do bị chích ma túy nên không biết nóng là gì! Bà Xuân còn tuyên bố về cái chết của Ḥa Thượng Thích Quảng Đức là: "Tất cả cái mà các vị lănh đạo Phật Giáo đóng góp vào quốc gia này là đi nướng một vị tăng ni (barbecue)". Chính quyền Tổng Thống Diệm sau đó cũng cho rằng việc tự thiêu của Ḥa Thượng Thích Quảng Đức “là do Cộng Sản sắp đặt” và chính Đại Sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời giải thích này, ông ta nói: "Theo tôi nghĩ, chuyện này là do Việt cộng mà ra. Động lực thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng". Cái chết của Ḥa Thượng Thích Quảng Đức sau đó cũng là ngọn lửa châm ng̣i cho Phật giáo đấu tranh kịch liệt và mạnh mẽ hơn. H́nh ảnh tự thiêu đă gây xúc động nhân dân, chính phủ Mỹ và toàn thế giới. Chính phủ Mỹ bèn xoay qua lên án chính quyền Diệm còn Bộ Ngoại Giao Mỹ thì chỉ thị cho Phó Đại sứ Trueheart bí mật tiếp xúc với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ để báo tin cho biết là Mỹ sẽ ủng hộ Phó Tổng Thống Thơ nếu Tổng Thống Diệm Vì lư do nào đó phải “ra đi”.

       Có lẽ cũng Vì nhận thấy Đại Sứ Mỹ Nolting quá thân với Tổng Thống Diệm, cho nên sau đó Tổng Thống Mỹ Kennedy đă tuyên bố thay thế Đại Sứ Nolting bằng tân Đại sứ Henry Cabot Lodge (trong khi Đại sứ Nolting đang đi công du ở châu Âu mà không thông báo trước cho ông ta biết). Đại Sứ Nolting chỉ được biết tin này qua đài phát thanh mà thôi. Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ tịch Liên quân Hoa Kỳ (tương đương với cấp Tổng Tham mưu trưởng) thời đó đă kể lại là Ban cố vấn của Tổng Thống Kennedy lúc ấy đă chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Diệm Vì họ cho là "sẽ không thể thắng được Cộng sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì cho là "có thể chúng ta không thể thắng Cộng sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì chúng ta sẽ đi với ai?". Vào ngày 16-6-1963, Ủy ban Chính phủ và Phật giáo cùng nhau kư vào bản Thông cáo chung, trong đó chính quyền Diệm đồng ư thỏa mản các đ̣i hỏi của Phật giáo, nhưng lại cương quyết không nhận trách nhiệm gì. Lúc này, Phật giáo cũng cho thay thế Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết bằng Thượng Tọa Thích Trí Quang lănh đạo cuộc đấu tranh. Vào ngày 25-6 -1963, Trưởng Phòng CIA John Richardson tại Sài Gòn cho biết “hoàn toàn thất bại trong việc đứng ra điều Đình giữa chính quyền Tổng Thống Diệm và Phật giáo”. Ông Cố vấn Nhu thì chỉ trích quyết liệt thái độ mềm dẽo của Tổng Thống Diệm Vì cho rằng làm như vậy khiến cho chính quyền khó giải quyết vấn đề. Ông Nhu còn tuyên bố: "Nếu chính phủ không áp dụng luật pháp thì chính phủ sẽ sụp đổ và tôi là người đầu tiên nghĩ như thế".

       Vào những ngày cuối tháng 6-1963, Phó Đại Sứ Trueheart cũng đă có những cuộc tiếp xúc với Tổng Thống Diệm để đ̣i hỏi Diệm nên nhượng bộ Phật Giáo. VÌ thấy Tổng Thống Diệm không nghe lời, Phó Đại Sứ Trueheart thậm chí còn đe dọa “Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ chính phủ Tổng Thống Diệm nữa”. Do bị xúc phạm bởi những lời đe dọa của Mỹ, kể từ đây Tổng Thống Diệm lại tỏ ra bất cần Mỹ, và kêu gọi dân chúng “thắt lưng buộc bụng để độc lập với Mỹ”. Ngày 11-7-1963, Đại Sứ Nolting quay trở lại Sài Gòn. Tuyên bố với báo chí lúc đó, Nolting nói rằng ông ta qua Việt Nam lần này nhằm thuyết phục Tổng Thống Diệm thay đổi lập trường. Chính Nolting đă khuyến khích Diệm lên đài phát thanh để nhận lỗi về việc tranh chấp với Phật giáo. Nghe theo Nolting, ngày 19-7 -1963, Tổng Thống Diệm nói trên đài phát thanh chỉ 2 phút. Tuy nhiên với giọng nói lạnh lùng, Tổng Thống Diệm hứa hẹn rất ít, chỉ yêu cầu mọi người kính trọng chức vụ Tổng Thống của ông ta, và hứa sẽ chỉ định một Ủy ban Chính phủ khác điều tra về những khiếu nại của Phật giáo. Dù vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục bao vây các chùa chiền bằng những hàng rào dây kẻm gai. Bức xúc trước Tình trạng này, vào ngày 5-8-1963, tại Phan Thiết, sư Nguyên Hương đă tự thiêu bằng xăng. Ngày 13-8-1963, một vị sư khác ở Huế cũng quấn cờ Phật giáo vào người tự thiêu. Tại Ninh Ḥa, một ni cô ngồi tại nhà thờ Công giáo cũng tự thiêu rồi một vị sư 71 tuổi lại tự thiêu trong sân chùa Từ Đàm Huế. VÌ phong trào Phật giáo đấu tranh quá mạnh mẽ tại Huế và Nha Trang, nên chính quyền Tổng Thống Diệm ban Tình trạng thiết quân luật tại hai tỉnh này.
       Ngày 14-8-1963, Đại Sứ Nolting từ biệt Tổng Thống Diệm về Mỹ. Trứơc lúc ra đi, Nolting còn yêu cầu Tổng Thống Diệm tốt nhất nên thỏa hiệp với Phật giáo và muốn Tổng Thống Diệm lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố "đổ dầu vào lửa" của bà Nhu và còn răn đe là nếu như Diệm không thực hiện các điều kể trên thì "chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục giữ Tình hữu nghị như hiện tại". Tổng Thống Diệm thì nói với Đại Sứ Nolting rằng Hoa Kỳ phải nên hiểu rằng việc rối rắm này "không phải do Phật giáo mà cũng chẳng phải do gia Đình ông tạo nên". Và sau đó, Tổng Thống Diệm lại tuyên bố: "Chính sách liên kết với Phật Giáo của tôi không thể thực hiện được". Nói chung lúc này thực ḷng Diệm cũng muốn đánh một ván bài chót là đàn áp Phật giáo thật mạnh mẽ, với hy vọng là nếu thành công thì đây là món quà của ông ta nhằm đón tiếp tân Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge. 
      Vào ngày 15-8-1963, Đại Sứ Nolting rời khỏi Sài Gòn. Ông Nhu cảnh giác cho các tướng lănh Việt Nam biết chính sách Mỹ thay đổi và có thể Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam. Nhu còn trưng dẫn bằng chứng là Mỹ vừa kư thỏa hiệp cấm thử bom nguyên tử với Liên Xô, có nghĩa là Mỹ cũng đang đi nước cờ ḥa hoăn với Cộng sản. Ngày 20-8-1963, mười vị tướng lănh yêu cầu Tổng Thống Diệm ban bố Tình trạng thiết quân luật để quân đội có thể đưa các vị tăng ni ngoài Sài Gòn trở về chùa. Song cũng tối hôm đó, Ngô Đình Nhu đă tự ư hành động mà không thông báo cho các tướng lănh khi quyết định tấn công chùa Xá Lợi, phá cửa chính bằng súng, lựu đạn cay, bắt bớ các sư trụ tŕ cùng tăng ni. Riêng tại Huế, lực lượng an ninh của Nhu cũng dùng súng tiểu liên M1 nă vào chùa Từ Đàm, bắn vỡ tượng Phật và tịch thu 30 ngàn Mỹ kim của nhà chùa. Gần chùa Diệu Đế, nhiều đàn bà, đàn ông, trẻ em cũng phải đương đầu với cảnh sát. Sau khoảng năm tiếng đồng hồ xô xát cho đến khi có xe tăng tới, tại chùa này cũng đă có ít nhất 30 người chết, 200 người bị thương và cảnh sát cũng bắt giam 10 người. Vào ngày 21-8-1963, sau khi Tổng Thống Diệm chính thức ban bố Tình trạng thiết quân luật, Nhu còn ra lệnh cho lực lượng đặc biệt (Special Forces) do Đại Tá Lê Quang Tung cầm đầu, và cảnh sát dă chiến (Combat Police) tấn công nhiều chùa chiền khác. Đă có khoảng 2000 ngôi chùa bị tấn công, bố ráp trên toàn quốc và cảnh sát đă bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni, Phật tử. Ít nhất có hàng trăm người bị chết. Sự kiện này đă làm cho các nhà cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cũng như Hoa Thịnh Đốn rất bực tức và họ đă cùng lên án chính quyền của Diệm khá gắt gao. Tại Honolulu, ông Nolting gặp tân Đại sứ Lodge và một số giới chức Mỹ, qua đó gởi cho Tổng Thống Diệm một điện thư, đại loại nói rằng: "Đây là lần đầu tiên các ông đă nuốt lời hứa với tôi". Hết sức chịu đựng, và không còn nhẫn nại được nữa, Tổng Thống Mỹ Kennedy đă quyết định giao cho CIA giải quyết mọi vấn đề liên quan. Cũng trong ngày này, vào khoảng 6 giờ sáng, đài phát thanh Sài Gòn phát thanh lời Tổng Thống Diệm nói rằng “3 tháng thương thảo với Phật giáo xem như đă hoàn toàn thất bại” và tuyên bố toàn nước đặt trong Tình trạng thiết quân luật. Binh sĩ tại Sài Gòn trang bị áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác khắp các ngă đường, cùng những cây cầu chính yếu. Xe Jeep cũng được trang bị súng lớn tuần tiểu thừơng xuyên khắp thành phố. Sinh viên cũng cùng nhau xuống đường biểu Tình bất tuân lệnh thiết quân luật, khiến cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo trọc đầu để phản đối Tổng Thống Diệm. Điều tệ hại hơn là Đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Hoa Kỳ là ông Trần Văn Chương, thân sinh của bà Trần Lệ Xuân (tức bà Nhu) cũng quyết định từ chức và chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm là “chế độ quá sức độc tài”. Vào ngày 22-8-1963, khoảng lúc 9 giờ 30 tối, tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn. Ngày hôm sau, Tướng Trần Văn Đôn cho mời ông trùm CIA Mỹ ở Sài Gòn là Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham mưu để nhận thư trao tận tay cho tân Đại sứ Lodge, nói là thực ra quân đội không hề nhúng tay trong việc đàn áp Phật giáo vừa rồi. Tướng Lê Văn Kim là phụ tá của tướng Đôn và là anh em rể của tướng Đôn còn đ̣i triệt hạ ngay quyền binh của ông Nhu và yêu cầu chính phủ Mỹ lên tiếng ủng hộ thì quân đội sẽ đứng lên lật đổ chính phủ độc tài của Tổng Thống Diệm. Tân Đại sứ Mỹ Lodge đă báo cáo về Hoa Thịnh Đốn tất cả sự kiện trên, nhưng trong thâm tâm Lodge không hề muốn ủng hộ việc loại bỏ Nhu. Lodge còn đưara lời khuyên nếu Mỹ ủng hộ cuộc đảo chánh (nếu có) thì nên núp trong bóng tối. Cuối cùng, bức điện văn tố cáo "ông Nhu đang bị dân chúng Việt Nam chán ghét" cũng được gởi đến bàn của phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman. Ông Hilsman đọc qua điện văn này đă lên án Nhu và nói rằng nếu còn Nhu thì chẳng những ông ta sẽ đưa miền Nam Việt Nam vào thảm họa, mà còn kéo theo Mỹ xuống vũng bùn đen nữa. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách chính trị vụ Averell Harriman cũng đồng ư là Hoa Thịnh Đốn cũng không nên tiếp tục ủng hộ chính phủ Diệm-Nhu nữa.

+Hoa Thịnh Đốn với chính sách “Củ cà rốt và...cây gậy”

        Ngày 24-8-1963, Đại sứ Lodge đánh điện văn cho Bộ Ngoại giao. Phụ Tá Ngoại trưởng Hilsman phúc đáp, chỉ thị cho ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn tiếp xúc với các tướng lănh để thực hiện đảo chánh. Do trúng vào ngày thứ bảy cuối tuần, Tổng Thống Kennedy, Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng các phụ tá của họ như ông Thứ trưởng Ngoại giao Harriman, và ông Phụ tá Tổng Thống Forrestal cũng có mặt làm việc, với sự hỗ trợ của phụ tá Ngoại Trưởng Hilsman. Những người này cùng nhau thảo ra một bức điện văn để trả lời cấp tốc cho Đại sứ Lodge. Bức điện văn ngày 24-8- 1963 này có nội dung (nguyên văn ) như sau:

"Bộ Ngoại Giao gởi Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn để thi hành ngay lập tức. Tối Mật. Không được phép phổ biến. Chỉ đích thân Đại Sứ Lodge mới được phép đọc mà thôi. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc mà thôi.
      Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm của Tướng Đôn; Saigon 320, Saigon 316, Saigon 329. (Các con số là những kư hiệu mật mă). Bây giờ thì rơ là hoặc quân đội đề nghị lệnh thiết quân luật hoặc ông Nhu đă lừa họ. Ông Nhu đă lợi dụng Tình trạng đó để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với ông ta, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngỡ lầm rằng quân đội làm. Hơn nữa, cũng thật quá rơ là ông Nhu đă âm mưu sắp đặt ông ta vào vị trí chỉ huy.

      Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng Tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách. Nếu ông (tức Đại Sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được. Kư tên: Hilsman, Forrestal, Ball, W.Everell Hariman ".

      Sau khi soạn xong bản điện văn này, ông Forrestal đă gọi điện thoại cho Tổng Thống Kennedy đang nghĩ cuối tuần tại Hyannis Port, bang Massachusetts và đọc cho ông ta nghe. Nghe xong, Kennedy hỏi lại: "Có thể chờ cho đến thứ hai để có đủ người họp được không?". Ông Harriman và Hilsman trả lời là "phải cần gởi gấp ngay bây giờ". Nghe thế, Tổng Thống Kennedy đồng ư và bảo "Hăy gởi đi". Ông Hilsman cũng gọi điện thoại báo cho Ngoại trưởng Rusk và cũng được đồng ư cho phép gởi đi. Ông Hilsman gởi ngay điện văn này qua Ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, và được coi như Mỹ đă "bật đèn xanh" cho cuộc đảo chánh. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara và Giám Đốc CIA McCone do chưa được đọc bức điện văn trước khi nó được gởi đi nên tỏ ra rất bất măn. Đại sứ Lodge nhận được điện văn và gởi ngay cho ông “xếp” CIA William Colby, lúc đó đang làm Giám đốc CIA vùng Viễn Đông, có trụ sở tại Langley Virginia. Sang ngày 26-8-1963, tức vào sáng thứ hai, các cố vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm hai phe: Tướng Tổng Tham mưu trưởng Maxwell Taylor phàn nàn rằng Bộ Ngoại giao quyết định thảo bức điện văn ngày 24-8 mà không hội ư các nhân vật cao cấp, tạo nên sự nghi ngờ về mức độ thành công của việc đảo chánh. Bộ trưởng Quốc Phòng và Giám đốc CIA cũng cùng quan điểm. Giám Đốc McCone cho rằng: "Tổng Thống Diệm là người lănh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam, và CIA cũng khó mà thực hiện được tinh thần bức điện văn ngày 24-8-1963". Tổng Thống Kennedy thì khiển trách ông phụ tá Forrestel đă không chịu giữ lại bức điện văn cho tới thứ hai. Ông Forrestal đă xin từ chức qua chuyện này nhưng Tổng Thống Kennedy vẫn muốn giữ ông ta lại. Bộ Quốc Phòng cũng tỏ ư bất đồng với Bộ Ngoại giao và cho rằng họ muốn có thêm một cơ hội nữa để thuyết phục Tổng Thống Diệm nên tự ra tay loại bỏ ông Nhu.
       Khoảng 8 giờ sáng ngày 27-8-1963, đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA lên tiếng chỉ trích chỉ có cảnh sát của ông Nhu tham gia tấn công chùa chiền, và minh xác là quân đội không hề nhúng tay. Đài VOA cũng tuyên bố Mỹ sẽ cắt viện trợ chính phủ Tổng Thống Diệm Vì sự việc này. Đại sứ Lodge nghe xong bèn gọi điện thoại cho Ngoại trưởng Rusk phàn nàn về việc Vì sao đài VOA lại quá nhanh nhảu đi thông báo về chuyện cắt viện trợ, bởi cũng vào 11 giờ sáng này Đại sứ Lodge sẽ gặp trình Ủy nhiệm thư cho Tổng Thống Diệm. Ông Ngoại trưởng Rush liền gởi điện văn qua xin lỗi ông Lodge, và đài VOA cũng đính chính không có chuyện Mỹ cắt viện trợ. Trong dịp này, Đại sứ Lodge còn yêu cầu Tổng Thống Diệm cần thiết loại trừ Nhu ra khỏi chức cố vấn, nhưng xem ra đă quá trể Vì lúc này Nhu đă trở thành tai, mắt và là bàn tay sắt của Tổng Thống Diệm. Cũng trong ngày này, ông Conein còn có cuộc tiếp xúc với Tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham mưu. Tướng Khiêm khuyên ông Conein nên t́m cách tiếp xúc với Tướng Dương Văn Minh tức "Big" Minh, bởi Tướng Minh đang là cố vấn quân sự cho Tổng Thống Diệm, và càng tréo cẳng ngổng nữa là ông ta cũng lại là Chủ tịch Ủy ban đảo chánh. Trong khi đó thì một ông “xếp” CIA Mỹ ở Sài Gòn khác là Al-Spera cũng đă bay lên cao nguyên để gặp tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh không nêu danh tánh các tướng lĩnh sẽ tham dự đảo chánh, nhưng khi nghe nhắc đến tên tướng Khiêm thì tướng Khánh nói "Chúng tôi cũng thích như vậy".

       Ngày 27-8-1963, Tổng Thống Kennedy cho họp các cố vấn cao cấp lại. Có cả cựu Đại sứ Nolting tham dự. Ông Nolting tỏ ư không tin tưởng cuộc đảo chánh thành công Vì ông cho rằng các tướng đảo chánh không thực sự can đảm như anh em Diệm-Nhu, họ không thống nhất mà lại hay chia rẽ, không có lănh đạo thật sự và họ cũng không hề có thực lực quân đội trong tay. Tổng Thống Kennedy hỏi lại ông Nolting: "Tại sao Tổng Thống Diệm không giữ lời hứa với chúng ta? Tại sao chính quyền Tổng Thống Diệm dùng sức mạnh đàn áp Phật giáo? Bà Nhu hiện đang nắm chức quyền gì?". Ông Nolting cố bào chữa cho Tổng Thống Diệm và đề nghị chính phủ Mỹ nên cho thêm một cơ hội nữa để đ̣i Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu và truất quyền bà Nhu. Ông Nolting nói với Tổng Thống Kennedy rằng: "Ông Diệm và ông Nhu cũng giống như cặp song sinh Siamese dính nhau nên không thể tách ra được". Ông Nolting cũng nhắc cho Tổng Thống Kennedy biết về việc 3 năm trước đây, ông Đại sứ Mỹ Durbrow cũng đ̣i Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu nhưng thất bại nên đă trở về Mỹ. Tổng Thống Kennedy còn nói rằng: "Nếu ông nói đúng, thì chuyến đi của Đại sứ Lodge kỳ này sẽ là chuyến đi ngắn nhất trong lịch sử Hoa kỳ ". Song cuối cùng Tổng Thống Kennedy vẫn giữ lập trường ủng hộ bức điện văn ngày 24-8.

      Trong khi ấy, tại Sài Gòn tất cả trường học hầu như đều đóng cửa, tin tức đảo chánh càng loan truyền rộng. Các tướng đảo chánh âm thầm di chuyển các đơn vị dù vào Sài Gòn và chính quyền Diệm-Nhu cũng ngầm ra lệnh bố trí chống đảo chánh. Đáng kỳ vọng nhất trong cán cân quân sự của Diệm-Nhu lần này có Tôn Thất Đính, Tư lệnh Thủ đô Sài Gòn, trong tay đang có 2.500 lính dù, 1.500 lính thủy quân lục chiến, 700 quân cảnh. Ngoài ra Tướng Đính còn có liên hệ mật thiết với Sư đoàn 5 Bộ binh. Ngoài ra, phe của Diệm-Nhu cũng có Đại tá Lê Quang Tung, đang nắm quyền chỉ huy 1.700 lính Phòng vệ phủ Tổng Thống, 900 lính lực lượng đặc biệt và 700 cảnh sát dă chiến. Vào ngày 8-8-1963, ông “xếp” CIA Conein gặp lại các tướng đảo chánh lần thứ nhất, gồm các Tướng Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim và Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. Các tướng này cũng mong muốn Mỹ chính thức ủng hộ cuộc đảo chánh bằng sự lên tiếng của Đại sứ Lodge. Ông Trưởng Phòng CIA John Richardson còn khuyến cáo rằng Tình h́nh bây giờ không thể thối lui được nữa và “đây là trận đánh cuối cùng của gia Đình Tổng Thống Diệm”. Ông này còn tiên đoán rằng các tướng đảo chánh sẽ thắng, tuy nhiên phải thuyết phục cho được Tướng Tôn Thất Đính và Đại tá Lê Quang Tung gia nhập vào hàng ngũ phe đảo chính. Riêng Đại sứ Lodge cũng tỏ sự ủng hộ đảo chánh và nói rằng "nếu trể sẽ bị thất bại". Trái với ư kiến của ông Trưởng Phòng CIA Richardson và Đại sứ Lodge, Tướng Paul D. Harkins, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam thì nghi ngờ khả năng các tướng đảo chánh. Ông khuyên Mỹ chỉ nên đứng ngoài cuộc đảo chánh. Tại Hoa Thịnh Đốn, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ họp cũng ủng hộ đảo chánh. Chỉ có cựu Đại Sứ Nolting phản đối nói rằng: "Nếu Mỹ bỏ rơi Diệm-Nhu tức là Mỹ đă nuốt lời cam kết trong quá khứ". Thứ trưởng Ngoại giao Harriman chống lại ư kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đă không phục vụ quyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm Đại sứ tại Việt Nam. Tổng Thống Kennedy tỏ ra phân vân, nhưng cuối cùng đồng ư ủng hộ cuộc đảo chánh, tuy nhiên ông muốn trao quyền quyết định cho Đại sứ Lodge. Tổng Thống Kennedy nói với ông Lodge: "Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định Đình hoăn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết". Bấy giờ, Ngoại trưởng Rusk cũng cho gởi điện văn đến Đại sứ Lodge, chỉ thị mọi cách trước mắt phải loại bỏ cho được vợ chồng Nhu ra khỏi chính quyền. Tuy nhiên khoan cắt đứt viện trợ mà hăy chờ cho đến khi nào các tướng sẵn sàng đảo chánh. Bởi ông ta sợ rằng nếu Tổng Thống Diệm biết được thì có khi Diệm sẽ kêu gọi phía Bắc Việt ủng hộ họ để đánh đuổi Mỹ (?). Ngày 29-8-1963, Tổng Thống Kennedy gởi điện văn cho Đại sứ Lodge: "Tôi chấp thuận tất cả những điều đề cập trong cái điện văn mà những vị khác gởi cho ông (tức bức điện văn "tối mật" ngày 24-8), và tôi ủng hộ các điều đó hết mình. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để có thể giúp ông hoàn thành sứ mạng này một cách mỹ măn. Cho đến khi các tướng lănh ra tay, tôi xin được dành cái quyền thay đổi kế hoạch hay đảo ngược chỉ thị vào giờ chót. Tôi hoàn toàn nhận hết trách nhiệm về bất cứ sự thay đổi nào, và tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về kế hoạch này và hậu quả của nó".

+Những bước chuẩn bị cấp tập cho cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm-Nhu

        Tại Sài Gòn, Chánh văn Phòng CIA Richardson và ông Conein cũng đă nhận được điện văn của tướng Cố vấn Quân sự Tổng Thống Taylor từ Hoa Thịnh Đốn, đ̣i gỏi họ cần thiết phải "suy nghĩ cho kỹ lưỡng" việc ủng hộ đảo chánh. VÌ 10 giờ sáng phải gặp lại Tướng Minh, do đó Richardson đă lệnh cho Conein không được tuyên bố gì mà chỉ đến nghe và về trình lại ư kiến của Tướng Minh mà thôi. Khi này Tướng Minh đ̣i hỏi Mỹ phải chứng tỏ việc ủng hộ các tướng lănh làm đảo chánh, bằng cách tuyên bố Mỹ sẽ cắt viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm. Đại sứ Lodge bèn điện về Ngoại trưởng Rusk nói là “quá trễ để mà suy nghĩ thêm”, ông ta nói: "Chúng ta đă bước sâu quá rồi nên không thối lui được, hăy dồn mọi nỗ lực ủng hộ các tướng đảo chánh ngay". Đại sứ Lodge cũng xin phép để Tướng Harkins sớm tiếp xúc với các tướng làm đảo chánh và cũng yêu cầu Mỹ cắt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm để các tướng đảo chánh tin tưởng có Mỹ ủng hộ. Cùng ngày, Ṭa Bạch Ốc cho phép Tướng Harkins tiếp xúc các tướng đảo chánh và cho phép Đại sứ Lodge cắt đứt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm. Tổng Thống Kennedy gởi thư riêng cho Đại sứ Lodge nói rằng ông ta hoàn toàn ủng hộ các kế hoạch đảo chánh của ông Lodge. Tuy nhiên Tổng Thống Kennedy không đồng ư với ông Lodge về việc ông Lodge nói là "không thể thối lui được". Tổng Thống Kennedy nhắc Đại sứ Lodge về kinh nghiệm đau thương tại sự kiện vịnh Con Heo ở Cu Ba. Tổng Thống Kennedy nói: "Kinh nghiệm dạy tôi rằng sự thất bại mang lại cái tệ hại nhiều hơn là việc đi thay đổi quyết định...Khi chúng ta làm, chúng ta phải thắng, nhưng nếu cần phải thay đổi quyết định thì cũng phải nên thay đổi, hơn là để thất bại".
       Ngày 30-8-1963, Tổng Thống Kennedy lo có cảnh tắm máu tại Sài Gòn nên đă đưa ra kế hoạch dự trù di tản gần 5.000 cư dân Mỹ hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Một tàu chiến chở trực thăng, tàu tấn công, tàu destroyer đă được cho neo đậu sẵn ở ven biển Việt Nam. Riêng tại Okinawa, có 3.000 thủy quân lục chiến ứng trực 24/24 giờ. Tại Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ tá Ngoại trưởng Hilsman báo cáo lên Ngoại trưởng Rusk rằng có thể trận đánh đảo chánh kéo dài quá lâu, và nếu vậy thì quân đội Hoa Kỳ phải nhảy vô ṿng chiến để ủng hộ phe đảo chánh cho nó đi tới thành công. Ngày 31-8-1963, Tướng Minh thông báo cho Tướng Harkins biết là kế hoạch đảo chánh cần phải "tŕ hoăn lại" do các tướng đảo chánh lo sợ sự thân

Nguyễn Sinh TPHCM


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24420005