MÙA CÁ LINH
- 30/08/2023
Có người ví von rằng cá linh là món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây là một loài cá trắng có vẩy nhỏ, xuất hiện quanh năm ở miền sông nước nhưng nhiều nhất vào mùa lũ rút (tháng 10 AL hàng năm). Cũng như nhiều loại cá khác, cá linh có xuất xứ từ biển Hồ (Campuchia) theo nước lũ trôi giạt xuống khắp vùng châu thổ nước ta. Ở sông Đồng Nai cũng có giống cá linh nhưng số lượng không đáng kể!
Vì sao gọi cá linh?
Trong dân gian, có hai sự giải thích về tên loại cá này:
1. Cá non (li ti) từ biển Hồ trôi xuống theo lũ hàng năm. Lũ tràn đồng, cá vào đồng lúa mùa sinh sống và lớn lên suốt mùa nước nổi (khoảng 3 tháng). Sau lũ, cá đồng loạt ra sông đề “về nguồn”. Vì vậy, người ta gọi là cá lên (lội ngược dòng sông Cửu Long), dần dần nói trại thành cá linh.
2. Gọi cá linh là do loài này có “linh tính” đặc biệt! Hàng năm cứ đúng ngày mùng 10 tháng 10 AL thì cá linh khởi sự lên. Nghĩa là cá rút xuống các kinh, mương… để ra sông cái rồi ngược dòng nước để về nguồn. Nhưng nếu có đám mưa thì cá ngưng bặt (không lên, tức là không ra sông nữa!) cho tới khi nắng tốt trở lại chúng lại tiếp tục ra sông để “về quê” . Lúc đầu gọi là “lên bờ rào”, sau lên nhiều thêm gọi là “lên đông ken”. Tức là có nhiều đợt nối tiếp nhau, có lúc gián đoạn vì mưa.
Xưa nay, các truyền thuyết dân gian thường ít khi đúng thực tế nên cả hai lý giải trên đều không thuyết phục! Theo tác giả Dương Văn Triêm thì cá linh là cách gọi của dân Việt nhại từ ri/n của dân tộc Chăm. Tác giả còn giải thích thêm: “Cá linh là một loài cá trắng, xuất hiện vào mùa nước nổi, ăn rong”.
Như vậy, đây là một từ có nguồn gốc là tiếng nói của người ta (Chăm) chớ chẳng phải “linh thiêng”, “linh ứng” hay “linh hiển” gì cả! Chẳng qua loài cá này có đặc điểm sinh học rất nhạy cảm với thời tiết, môi trường mà thôi! Chẳng hạn, đến thời điểm mùng 10 tháng 10 AL thì nước lũ bắt đầu rút mạnh. Loài cá biết rằng đồng lúa sắp khô, môi trường sống của chúng không còn nữa, buộc lòng chúng phải rút xuống kinh, mương để ra sông hòng sinh tồn!
Còn việc cá đang lên mà có đám mưa thì cá ngừng bặt, không lên nữa. Đó là do tác động ngoài môi trường không thuận lợi nên cá ngừng không ra sông nữa.....
Xem trọn bộ tại đây
- CUỐN SÁCH VỀ VỊ TƯ LỆNH QUÂN KHU 7
- DI SẢN VĂN HÓA HÁN NÔM TỈNH ĐỒNG THÁP
- XUÂN ẤT TỴ NÓI CHUYỆN RẮN - RÍT
- RẮN TRONG KÝ ỨC DÂN GIAN TÂY NINH
- TƯỚNG CƯỚP, NHÀ VĂN SƠN VƯƠNG
- GỐM BIÊN HÒA QUA CÁC NGUỒN TÀI LIỆU
- VỀ TRẠI TIẾP CƯ AN LỢI VÀ CUỘC DI CHUYỂN ĐỒNG BÀO SẮC TỘC S’TIÊNG BÌNH LONG ĐỊNH CƯ Ở LÂM ĐỒNG
- TỪ TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG ĐẾN TÔN GIÁO MỚI TRƯỜNG HỢP TỘC NGƯỜI CHƠ-RO THEO ĐẠO TIN LÀNH (XÃ TÚC...
- LỄ RƯỚC HỒN LÚA VỀ KHO CỦA NGƯỜI M’NÔNG
- HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở VÙNG ĐẤT ĐỒNG THÁP THỜI THUỘC PHÁP