Lịch sử Việt Nam

VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở PHỦ GIA ĐỊNH TRONG PHỦ BIÊN TẠP LỤC BỊ GỌI SAI

  • PHẠM HOÀNG QUÂN
  • 29/08/2023

Phủ biên tạp lục (撫邊雜錄,1776, PBTL) là sách rất quan trọng trong việc nghiên cứu tổng quan về lịch sử Nam Hà, trong đó có phủ Gia Định, tức Nam Bộ ngày nay. Là sách “có tuổi” nhứt trong số các tư liệu đồng dạng, được dịch và dẫn dụng phỏng đã hơn nửa thế kỷ.

Theo Lời tựa do Lê Quý Đôn tự viết, thì ông ở Thuận Hóa từ mùa xuân đến mùa thu năm Bính thân (1776) thì làm xong sách PBTL, kể cũng là một loại kỷ lục xác lập. Nói đúng ra thì nội dung sách này, chuyện xưa thì tác giả gom văn thư lưu trữ của các trào chúa Nguyễn để chép lại, chuyện xa về Nam thì hỏi ký lục dinh Long Hồ Nguyễn Khoa Thuyên vân vân. Cho dù tổng hợp các thứ tài tình đến đâu và dốc toàn lực soạn sách 6 tháng cũng khó xong, huống chi ông Lê đương chức Hiệp trấn lu bù việc hành chánh (?). Biên soạn vội vàng quá như vậy, nên sai sót là đương nhiên.

Nhiều địa danh bị viết sai từ nguyên văn bản chép chữ Hán Nôm trong PBTL, cộng với lỗi sai do người dịch ra chữ quốc ngữ abc, đã cho ra và định hình một số địa danh lạ hoắc. Những bản dịch từ trước tới giờ chưa từng chú giải hay đối chiếu địa điểm tương ứng đối với những địa danh lạ trong PBTL, rồi nhiều bài nghiên cứu và cả những công trình lớn nhỏ về lịch sử cũng lờ mờ chép theo. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ gần đây vẫn như thời Phan Khoang (1970), tức là vẫn chưa kê cứu địa danh rõ ràng, tiêu biểu như công trình của Đỗ Quỳnh Nga (2013), Trần Đức Cường (2014), Nguyễn Quang Ngọc (2017), trong đó, những địa danh bị gọi sai vẫn giữ nguyên, nên người đọc không gắn với địa danh hiện tại được.

Bài viết này nêu ra một số địa danh bị chép sai từ bản gốc hoặc do dịch sai hay ký âm quốc ngữ sai, nhằm xác định lại sự tương ứng giữa địa danh ấy với địa điểm hiện nay, trước mắt chỉ nói về những địa danh ứng với địa điểm quen thuộc. PBTL nguyên tác không có bản chép nào hoàn hảo, những chữ (địa danh) Hán Nôm trích trong bài này rút từ bản lưu ở Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Paris (KH. 8453-6) do Trần Văn Quyến giới thiệu và đưa ảnh ấn phụ lục trong bản dịch Phủ biên tạp lục (Trần Đại Vinh, Nxb KHXH, 2021). Do tên gọi sai đã xuất hiện dày đặc, gần như phổ biến trong giới học thuật, nên đặt tên gọi sai làm đầu mục, tiếp đó mới giải thích và quy ra tên gọi hiện nay hoặc....

 

Xem trọn bộ tại đây

PHẠM HOÀNG QUÂN


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402428