Lịch sử Việt Nam

Ngày xuân nghe chuyện hoa mai Chùa Cây Mai

  • Cù Thị Dung – Võ Nguyên Phong
  • 02/02/2023

Ở giai đoạn đầu khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm Sài Gòn, nằm trong cuộc xâm lược Việt Nam ở những năm 1860, họ đã lập một phòng tuyến quân sự ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, gọi là Phòng tuyến các chùa. Trên phòng tuyến các chùa trải dài từ Bến Nghé về Sài Gòn (mà về sau gọi là từ Sài Gòn về Chợ Lớn) nhằm chặn hướng tấn công của quân thứ Gia Định từ đại đồn Chí Hòa, bao gồm các chùa Khải Tường (pagode de Barbet, đền Hiển Trung và miếu Hội Đồng (pagodes des Mares), chùa Kiểng Phước (pagode des Clochetons) và chùa Cây Mai (pagode de Cay-Mai). Và tại Chợ Lớn, chùa Cây Mai là một thắng tích đất Gia Định ở đầu thế kỷ XIX, gắn liền với nhiều truyền thuyết về Phật giáo nơi đây. Cũng chính tại đây còn lưu danh một thi đàn rất nổi danh trong lịch sử, Bạch Mai Thi Xã, một thi đàn lớn của đất Gia Định xưa ở giữa thế kỷ XIX. Chúng ta hãy cùng khảo sát những cây mai ở chùa Cây Mai là dòng mai nào. 

Với người miền Nam, khi nói đến mai thì phần lớn chỉ biết dòng mai vàng 5 cánh cho đến nhiều cánh, màu vàng rực rỡ, đôi khi là màu trắng, nay khá phổ biến. Tuy nhiên theo Trịnh Hoài Đức thì cho đó là dòng Nam mai, một dòng mai dị biệt: “Gò Cây Mai cách phía nam trấn 30 dặm rưỡi. Ở đây gò đất nổi cao có nhiều Nam mai, nhành cỗi rườm rà, nhưng khi hoa nở không có tuyết, chỉ có lá hộ vệ mùi thơm mà thôi. Thứ hoa này bẩm linh khí sinh ra, không đem trồng ở nơi khác được” . Theo đây Trịnh Hoài Đức cho rằng đây là giống Nam mai, màu trắng, có hương thơm, đặc biệt không đem trồng nơi khác được. Một số người còn cho rằng hoa Nam mai chính là hoa mù u, vì nó hội tụ mọi đặc điểm mà Trịnh Hoài Đức mô tả cách đây hơn 200 năm. Tuy nhiên đây là nhận định chưa chính xác, bởi chính trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức ghi rất rõ về cây mù u, còn gọi là Thủy mai: “Cây Thủy mai (tục gọi mù u): Lá, hoa giống cây mai, không có gai, quả tròn bằng ngón chân cái, ngoài có da mỏng, trong có lớp vỏ cứng bao 1 cái hột. Dùng hột ép ra nhựa xanh là thứ thuốc cần thiết để trị đao thương; dầu dùng thắp đèn, loại kiến dế không ăn được. Cây cong queo cứng bền, thường được trồng nhiều để làm vật dụng trong ghe thuyền như cái xà cong và tay lái cong” . Ở đây rõ ràng Trịnh Hoài Đức cho rằng nó có lá và hoa giống cây [Nam] mai; đồng thời trong Gia Định thành thông chí, phần Thổ sản linh tinh, mục Loại hoa có chép riêng về nó: “Những hoa đặc biệt: Mạt lỵ (hoa lài); Hoàng mộc bút (hoa sứ vàng); Thanh mộc bút (hoa sứ xanh); Nam mai (hoa mù u) …” . Ở đây chắc chắn dịch giả đã nhầm lẫn khi cho Nam mai là mù u, thật ra chúng hoàn toàn khác nhau như đã khảo sát ở trước, Nam mai khác Thủy mai (tức mù u) và chính vì nhầm lẫn này mà nhiều người cho rằng cây mù u là cây Nam mai. Vậy Nam mai là dòng cây nào?

Xem trọn bộ tại đây

Cù Thị Dung – Võ Nguyên Phong


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24364588