Lịch sử Việt Nam

Tam đạo: Tân Châu – Hùng Ngự - Chiến Sai, quá trình dịch chuyển đồn thủ từ Doanh Châu lên Tân Châu trong lịch sử

  • Võ Nguyên Phong
  • 11/02/2021

Năm 1757, để trả ơn chúa Nguyễn đã giúp lên ngôi vua Chân Lạp, Nặc Tôn đã dâng đất Tầm Phong Long, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu phía thượng lưu. Kể từ đây, vùng đất này được kiểm soát hoàn toàn bởi chúa Nguyễn, cùng với sự thiết lập nền hành chính trên vùng đất mới, chúa Nguyễn cho xây dựng hệ thống đồn thủ để bảo vệ biên cương. Vùng thượng lưu sông Tiền thuộc Tân Châu kéo dài đến huyện Chợ Mới ngày nay, chúa Nguyễn cho lập Tân Châu đạo, bản doanh đặt tại Doanh Châu (cù lao Giêng ngày nay) nằm giữa sông Tiền, đặt thêm hai thủ Hùng Thắng (về sau là Hùng Ngự) bên bờ tả sông Tiền và thủ Chiến Sai bên bờ hữu sông Tiền. Đây là hệ thống đồn bảo phòng ngự bảo vệ khu vực khá lâu, đến năm 1819 vua Gia Long cho dời đạo Tân Châu lên sát biên giới là vùng đất Tân Châu ngày nay và đồng thời cũng chuyển hai thủ Chiến Sai và Hùng Ngự lên cùng. Cả ba đồn bảo mới lại được xây dựng tại khu vực biên giới là bảo Tân Châu, bảo Hùng Ngự và bảo Chiến Sai nhằm bảo vệ khu vực sông Tiền tại Tân Châu. 

Trải qua thời gian sử dụng, các đồn bảo này phục vụ công tác bảo vệ vùng đất biên giới và chịu nhiều lần tấn công phá hủy của quân thù. Và theo thời gian cũng như sự suy giảm chức năng khi nền đô hộ thực dân Pháp thiết lập trên vùng đất Nam Kỳ từ sớm, hệ thống đồn bảo tại khu vực Tân Châu đã trở nên mờ nhạt và đến ngày nay hầu như hoàn toàn mất dấu vết. Với mong muốn đưa lại hệ thống phòng ngự bảo vệ trực tiếp Tân Châu đạo được thành lập từ 1757 và chuyển qua hai lần đặt vị trí, dịch chuyển từ hạ lưu (Doanh Châu) lên thượng lưu (Tân Châu), tác giả mong muốn tìm lại những vị trí từng đặt đồn bảo tại hai khu vực của Tân Châu đạo trong lịch sử.

 

Xem trọn bộ tại đây

Võ Nguyên Phong


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24254563