Lịch sử Việt Nam

ĐIỀU KHIỂN NGUYỄN HỮU DOÃN VỚI CÔNG CUỘC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT GIA ĐỊNH NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII

  • Nguyễn Thanh Tuyền
  • 01/08/2019

Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII là giai đoạn quốc gia Đại Việt bị chia cắt thành hai miền với hai thể chế chính quyền đối lập. Từ sự rạn nứt quan hệ giữa hai dòng họ Trịnh và họ Nguyễn trong quá trình tôn phù nhà Lê chống lại nhà Mạc ở thế kỉ XVI, Nguyễn Hoàng (đại diện của dòng họ Nguyễn) đã tìm cách vào trấn giữ đất Thuận Hoá (năm 1558), đến năm 1570 thì kiêm quản đất Quảng Nam (hai vùng Thuận Hoá, Quảng Nam tương đương khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định ngày nay). Trên hai vùng đất ấy, Nguyễn Hoàng và các thế hệ nối nghiệp đã từng bước xây dựng một chính quyền riêng, biệt lập với chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. Họ được gọi là chúa Nguyễn để đối chọi với chúa Trịnh ở miền Bắc. Chiến tranh giữa hai bên Trịnh, Nguyễn đã nổ ra. Đến năm 1672, khi không thể tiêu diệt được nhau, hai bên quyết định lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đôi đất nước. Từ sông Gianh trở ra Bắc gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà, thuộc về chúa Trịnh. Từ sông Gianh trở vào Nam gọi là Đàng Trong hay Nam Hà, thuộc về chúa Nguyễn. Tưởng chừng đất nước bị chia cắt sẽ khiến tiềm lực dân tộc đi xuống, nhưng như một nghịch lí: sự chia cắt này đã khiến quốc thổ được mở mang về phương Nam, kéo theo sự đổi thay nhiều mặt trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội so với truyền thống trước đó, nhất là trên những vùng đất mới.

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thanh Tuyền


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283306