Kiến thức lịch sử chung

NGHỀ BUÔN NƯỚC MẮM BẰNG ĐƯỜNG THỦY

  • Nguyễn Thanh Lợi
  • 06/05/2019

Lời dẫn

Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, làm nên bản sắc của ẩm thực Việt. Nó vừa là “món ăn”, vừa là gia vị không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của kẻ sang hay người nghèo. Ít nhất từ năm 997, nước mắm đã được ghi danh trong Đại Việt sử ký toàn thư qua việc đi triều cống cho nhà Tống ở Trung Quốc. Chuyện đi buôn nước mắm thôi cũng đã có một “lịch sử” hết sức phong phú, nó phản ánh một phương thức phân phối sản phẩm một cách hết sức linh hoạt, về việc tiêu dùng một loại gia vị đặc biệt và xung quanh đó là biết bao câu chuyện về cuộc đời của dân buôn bằng đường thủy.

Nghề buôn xuyên Việt

Huyện Tĩnh Gia là nơi có nhiều người làm nước mắm nhất của tỉnh Thanh Hóa, ở Ba Làng có 50 nhà, Do Xuyên có 80 nhà sản xuất mặt hàng này. Những nhà buôn giàu có cất nhà tầng, mái ngói đỏ, nắm tất cả nguồn kinh tế trong vùng, có thuyền mành xuôi ngược các sông và kênh đào Bắc Kỳ cho tới Hà Nội. Họ quyết định giá cả thị trường, thuê nhân công, cho vay nặng lãi để sắm thuyền, lưới và họ cũng đánh cá cho thuê. Chỉ riêng ở Cự Nham (huyện Quảng Xương) đã có 50 nhà có thuyền buôn nước mắm và cũng chừng ấy nhà làm nước mắm bán cho các nhà có thuyền. Vào thời điểm trước 1945, nước mắm được bán tận Nam Định, Hà Nội với sản lượng 450.000 lít/năm. Giai đoạn 1976 - 1995, Thanh Hóa sản xuất hàng vạn lít nước mắm, ngoài phục vụ trong tỉnh, còn bán cho các địa phương như Nam Định, Hà Nội, Phú Thọ... 

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thanh Lợi


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373228