Chữ Nôm thần kỳ cổ xưa của dân tộc Kinh
- 24/07/2012
Vấn đề chữ Nôm của người Việt Nam được giới nghiên cứu nước ngoài quan tâm. Qua bài giới thiệu về chữ Nôm của tác giả Phụng Ngưỡng Sùng, chúng tôi thấy một thông tin thú vị. Đó là ở Quảng Tây (Trung Quốc) có tộc người Kinh gốc từ Việt Nam tiếp cận và nghiên cứu người Việt và văn hóa Việt ở Trung Quốc hiện nay. vẫn còn lưu giữ và xuất bản những tác phẩm văn học truyền thống viết bằng chữ Nôm mà họ quí trọng, xem như bảo bối. Tấm lòng người dân Việt đối với đất nước vẫn luôn luôn thao thức và sâu sắc. Đây là cơ hội cho giới nghiên cứu Việt Xin lược dịch bài viết với nội dung như trên của tác giả Phụng Ngưỡng Sơn sau đây: Dân tộc Kinh 2 có văn tự riêng của họ. Chữ Nôm, ca dao, tục ngữ, cách ngôn, những câu chuyện truyền thuyết và các loại tôn giáo tín ngưỡng, v..v… của người Kinh đều có những tư liệu lịch sử tương ứng, mà những kho tàng tư liệu này chính là dùng chữ Nôm để ghi chép lại. Khi đến Thái Phong, Tam Đảo3 của người Kinh, tôi đã từng nhiều lần được gặp gỡ học giả Tô Duy Phương người Kinh. Khi đến nhà ông, tôi có may mắn được nhìn thấy kho tàng tư liệu lớn. Những tài liệu sưu tầm được ông quý như ngọc ngà. Ông không chỉ phân loại rõ ràng, đánh số thứ tự, mà còn tìm nhiều cách chống ẩm mốc và bụi bặm cho sách. Những cuốn sách và tài liệu cổ sử dụng chữ Nôm này, nếu nhìn qua thì rất giống chữ Hán phồn thể viết tay thường thấy trong dân gian, thậm chí người đọc còn hiểu nhầm là nếu liên hệ văn bản trên dưới thì nhờ đó có thể nhận mặt được một số chữ, nhưng không ngờ ngay cả một chữ cũng không thể nhận biết được. Cho dù là trong văn bản có rất nhiều chữ đơn vốn chính là chữ Hán, thế nhưng những “chữ Hán” cô lập này trong văn bản đó lại hoàn toàn không phải mang ý gốc của nó. Do vậy, đọc chữ Nôm của người Việt thật như là xem “sách Trời” vậy. Như thế, chữ Nôm của người Kinh rốt cuộc là loại văn tự như thế nào? Ông Tô chỉ dẫn, giới thiệu cho tôi mấy bài ca dao phiên dịch sắp xuất bản của ông, như: Tống Trân ca, Kim Vân Kiều truyện, Lưu Bình Dương Lễ kết nghĩa ca, v.v... Trong lúc trò chuyện, được biết đây mới chỉ là một hai phần tính ra trong toàn thể chữ Nôm của người Việt thôi. Ông Tô nói với tôi, “Nôm tự” còn có thể đảo ngược lại gọi là “chữ Nôm”, trong trường hợp thông thường thì gọi là “Nôm tự”. Nhưng bất kể là gọi như thế nào, kỳ thực thứ chữ này chính là mượn chữ Hán và học theo nguyên lý cấu tạo của chữ Hán để tái tạo văn tự khối vuông. Vấn đề ở chỗ, đã là chữ Hán hay học theo chữ khối vuông thì tại sao gọi là “chữ Nôm” chứ? Ông Tô trả lời là: vì chữ Nôm là “văn tự của nước Nam”. Như vậy, “nước Nam” lại là quốc gia ra sao? Ông cho biết ở Đình Ha4, Lịch Vĩ 5 có câu đối đã nói rõ việc này một cách gián tiếp. Câu đối viết là: “Xưa tại Thành Nguyên Lệ của nước Nam có sự bền vững đời đời của núi sông; Nay triều đại nước Bắc ở thôn Kính Nghiêm lưu lại di phong của xã tắc”. Tương truyền đối liễn này của người Kinh từ sau khi người Việt Nam dời sang ở Lịch Vĩ, do người đầu tiên đời thứ tư của dòng họ Tô là Tô Quang Thanh viết, thời gian đoán định là khoảng năm 1888. Hiển nhiên, “Nam bang” ở đây cũng chính là chỉ Việt Nam. Chữ Nôm thực ra đến từ Việt Nam. Ngày xưa, trước khi dùng văn tự Latin, trong một thời gian dài, người Việt Nam đã cùng lúc sử dụng chữ Hán, họ dùng bộ thủ chữ Hán, y cứ theo âm đọc của tiếng Kinh mà sáng tạo ra một loại văn tự. Về vấn đề quá trình và thời gian bắt đầu dùng chữ Nôm của người Việt, thì đến nay, giới nghiên cứu văn tự học vẫn đang tranh luận. Nhưng căn cứ theo cách nói bảo thủ nhất cũng thấy rằng: việc sử dụng chữ Nôm bắt đầu thịnh hành từ sau thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Bên cạnh đó, trong tác phẩm bài ca chữ Nôm Tống Trân ca thì những câu chuyện được ghi chép, kể lại có liên quan đến 10 nước thời Ngũ Đại cho thấy chính xác là tác phẩm này được hình thành từ sau khi chữ Nôm được thịnh hành. Có thể thấy chữ Nôm của người Kinh có một nguồn gốc lịch sử văn hóa rất sâu dày. Chữ Nôm có gốc rễ từ chữ Hán, nguyên tắc và phương pháp cấu tạo chữ của chúng tự nhiên cũng có chỗ giống hoặc tương tự, như loại cấu tạo hình thanh, hội ý, giả tá, v..v.. Nhưng chữ Nôm của người Kinh lại có chỗ độc đáo riêng của nó. Theo thống kê, chữ Nôm của người Kinh có hơn 37.000 chữ, chủ yếu thuộc mấy loại hình cấu tạo dưới đây: Một là loại chữ Nôm giả tá. Đây là loại chữ Nôm đơn thuần mượn âm chữ Hán để biểu ý, cách này gọi là cách mượn chữ Hán. Loại chữ Nôm này tương đối nhiều, ước tính chiếm khoảng hai phần ba tổng số chữ Nôm. Đặc điểm của loại chữ Nôm này là mượn dùng âm phù của chữ Hán để đọc theo ngữ âm của người Kinh, đồng thời, thông qua ngữ âm của người Kinh phản ánh ý nghĩa đã được chỉ định của chữ. Chẳng hạn như: thời xưa người Kinh gọi cha là “布Bố”, gọi mẹ là “蓋Cái”. Nếu mượn âm “布蓋bố cái” của chữ Hán để biểu thị ý cha mẹ của người Kinh, vậy thì “布蓋bố cái” chính là nghĩa “cha mẹ”. Tự nhiên “布bố” “蓋cái” cũng chính là chữ Nôm. Có khi thậm chí nguyên cả câu cũng đều mượn âm Hán để biểu ý. Ví dụ như sáu thanh phù “胡公決計乘機Hồ Công Quyết kế thừa cơ” mượn chữ Hán, để biểu thị ý “梅骨格雪精神Mai cốt cách, Tuyết tinh thần”. Có những chữ Nôm giả tá còn thêm ký hiệu, cũng có công hiệu bổ trợ để biểu ý. Như thêm chữ “口khẩu” ở bên cạnh để biểu thị chữ đó có liên quan đến miệng. Loại thứ hai là chữ Nôm hình thanh. Loại chữ hình thanh trong chữ Hán là đem ý phù biểu ý và thanh phù biểu âm kết hợp hình thành chữ. Ví dụ: chữ “箕cơ” trên hình dưới thanh, trong đó bộ “竹trúc” chỉ ý, chữ “其kỳ” biểu âm. Trong chữ Nôm của người Kinh cũng có rất nhiều chữ tương tự kiểu này. Loại chữ Nôm này thông thường do hình thể của hai chữ Hán, một chữ biểu âm, một chữ biểu ý kết hợp mà thành. Do đó, loại chữ này còn gọi là chữ Nôm kết hợp thể hình thanh - âm ý. Điểm không giống với chữ Hán là loại chữ Nôm này dùng thanh phù của chữ Hán để thể hiện âm đọc của người Kinh, nhưng lại sử dụng ý phù để biểu thị ý gốc của chữ Hán đó. Như chữ “年niên”, trong chữ Nôm bên trái thêm thanh phù “南nam”, âm “南nam”, viết là “南年nam niên” (năm). Đặc điểm của chữ Nôm hình thanh, nhìn từ trên kết cấu vị trí của bộ phận âm ý thì thường là trái thanh phải hình. Nhưng cũng có chữ trái hình phải thanh, theo loại này còn có trên hình dưới thanh, dưới hình trên thanh, ngoài hình trong thanh, trong hình ngoài thanh, v..v.. Loại thứ ba là chữ Nôm hội ý. Chữ Hán hội ý là loại chữ tập hợp ý nghĩa của hai chữ bộ phận trở lên để biểu thị ý nghĩa của toàn chữ. Như chữ “日nhật” và “月nguyệt” hợp thành “明minh”, ba chữ “人nhân” hợp thành chữ “眾chúng”, v..v… Chữ Nôm của người Kinh cũng có loại chữ tương tự, loại chữ Nôm này thông thường mượn hai chữ Hán hợp thành chữ mới. Như chữ “天thiên”, trong chữ Nôm thì phải đặt “天thiên” ở trên, bên dưới thêm chữ “上thượng” để hội ý (nghĩa là “trời”). Chữ Nôm của người Việt trở thành công cụ để giao lưu ngôn ngữ và môi giới. Công năng, tác dụng của nó nay tuy đã suy yếu, nhưng nó là bộ phận cấu thành quan trọng trong di sản văn hóa của người Việt, không nghi ngờ gì nữa, đích thị là tài sản hết sức quý báu. Vũ Xuân Bạch Dương dịch Nguồn: Nhật báo Phường Thành Cảng 6 Chịu trách nhiệm biên tập: Hoàng Thiếu Đặng Web: http://www.fcgrb.com/news/20060414/fcgwyfk/162629.htm CHÚ THÍCH Phụng Ngưỡng Thành: sinh năm 1963, người dân tộc Diêu, quê ở Phú Xuyên, Quảng Tây, là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật lão thành của Trung Quốc. Dân tộc Kinh: là dân tộc thiểu số sống ở Quảng Tây, Trung Quốc, chính là người Việt Nam di dân từ đầu thế kỷ thứ 16. Họ mang trong mình đầy đủ nét văn hóa đặc sắc, đậm đà của dân tộc Việt Nam, trong đó có cả chữ Nôm-kho tàng ngôn ngữ cổ của người Việt. Tam Đảo: là một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ha Đình: là ngôi đình mà người dân tộc Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc thường đến tổ chức những buổi ca hát văn nghệ để đón tết Ha (tết ca hát), thờ cúng tổ tiên hay thánh thần. Lịch Vĩ: là một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nhật báo Phường Thành Cảng: là tờ báo điện tử của thành phố Phường Thành Cảng-khu tự trị của dân tộc Tráng nằm về phía Quảng Tây, thuộc Trung Quốc.
|
- 240 NĂM NHÌN LẠI CUỘC TIẾN QUÂN CỦA NGUYỄN HUỆ VÀO NAM BỘ NĂM 1785
- NGHIÊN CỨU ĐIỀN CHỦ Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TRONG “ÉCONOMIE AGRICOLE DE L’INDOCHINE”
- TÌNH HÌNH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC CỦA PHAN HUY CHÚ
- QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ Ở CÔN LÔN VÀ PHÚ QUỐC THỜI CHÚA NGUYỄN
- ÁN SÁT SỨ NGUYỄN XUÂN ÔN VÀ VÙNG ĐẤT TAM PHAN
- BÀN THÊM VỀ QUỐC HIỆU NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ THỜI NGUYỄN QUA CUỘC KHỞI NGHĨA VÕ TRỨ - TRẦN CAO VÂN Ở PHÚ...
- THỦY CHIẾN VÀM NAO - CỔ HỖ (1833 - 1834) ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
- BA KÊNH ĐÀO Ở TÂY NAM BỘ THỜI NGUYỄN
- TÔN THẤT THUYẾT - NGUYỄN VĂN TƯỜNG CÒN NHỮNG BĂN KHOĂN
- NƯỚC PHÁP SAU TẤN THẢM KỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ