Lịch sử Việt Nam

Cãi cách ở Xiêm và Việt Nam cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX: Những nguyên nhân thành bại

Cãi cách là nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí vong quốc, nô lệ. Cách đây hơn hai thế kỷ trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân Châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước Châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang

Xem chi tiết


Qua thành bản phủ trở lại vấn đề Thục phán - An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam

Vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương là sự ra đời của nước Âu Lạc là một trong những vấn đề cốt lõi trong lịch sử dụng nước và giữ nước của Việt Nam.  Vì vậy nó đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước từ hàng trăm năm nay. Trong quá trình nguyên cứu các nhà học giả đều ghi nhận: Nước Âu Lạc kế tiếp nước Văn Lang và An Dương Vương kế ngôi vua Hùng là những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật.


Tái định cư trong lịch sử nam tiến dưới chế độ phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ngoài chủ trương di dân nhằm phân bố lại lực lượng dân cư, đưa dân từ những vùng đông đúc hoặc dân không có ruộng đất lưu tán khắp nơi đến khai hoang lập thành làng xã mới, qua đó mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm đơn vị hành chính, ổn định tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi đồng bằng Bắc bộ, còn có những trường hợp di dân để mở rộng lãnh thổ, củng cố an ninh quốc phòng làm bàn đạp cho công cuộc mở cõi về phương Nam.


Tìm hiểu quan hệ chính trị giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 1940-1945

Theo Từ điển tiếng Việt, chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy Nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ chính thức giữa các nước với nhau” [7, 163], cũng theo Từ điển tiếng Việt, công tác chính trị là “sự khéo léo đối xử để đạt mục đích mong muốn” [7, 163]. Trong giai đoạn 1940-1945, giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những quan hệ trên lĩnh vực chính trị như sau


Ảnh hưởng của căn bệnh vô sinh trên tâm lý của vua Tự Đức

Trong số các ông Vua triều Nguyễn , Vua Tự Đức là người đã giữ vai trò đặc biệt hết sức quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam chúng ta . Thời gian trị vì của ông kéo dài tất cả là 36 năm nhưng đó cũng là thời kỳ nhiễu nhương lọan lạc nhất so với các triều Vua nhà Nguyễn trước . Trong nước thì có lọan Tam Đường (1851) , lọan Châu Chấu (1854) , lọan Tạ Văn Phụng (1861) . Ngay tại kinh thành thì có lọan Giặc Chày Vôi (1866) do Đòan Trung , Đoàn Trực và Đòan Ái lấy việc tôn phò Nguyễn Phúc Ưng Đạo , con trưởng của Hồng Bảo để tạo lọan . Giặc từ ngoài vào là giặc Pháp kiếm cớ xâm chiếm nước ta , tấn công cửa biển Đà Nẵng năm 1856 và năm 1858 , chiếm Gia định năm 1859 , chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ năm 1861 buộc triều đình phải ký Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 . Năm 1867 , quân Pháp chiếm nốt ba tỉnh Miền Tây Nam Kỳ , rồi lại đem quân tiến đánh miền Bắc khiến triều đình của nhà vua mất hết chủ quyền tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ và cuối cùng phải ký Hòa Ước năm Giáp Tuất 1873.


Về tổ chức bang, Minh Hương xã và Thanh Hà phố của người Hoa ở Việt Nam

Nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam tất yếu phải tìm hiểu về các thiết chế như, tổ chức bang 邦, Minh Hương xã 明 香 社 và Thanh Hà phố 青 河 鋪â, cả về lịch sử hình thành và các đặc điểm liên quan.

Dưới thời các chúa Nguyễn, ở Đàng Trong chưa có tổ chức Bang. Đàng Ngoài càng hoàn toàn không có tổ chức này. Người Hoa lúc này cư trú tập trung trong những đơn vị hành chánh tên Minh Hương xã và Thanh Hà phố ở Thuận Hóa, Hội An, Phiên trấn...


Người Minh Hương thời Triều Nguyễn

Tên gọi Minh Hương chỉ xuất hiện đầu tiên ở Đàng Trong. Ban đầu, người Minh Hương được hiểu là những người trung thành với nhà Minh. Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu là hai nhân vật tiêu biểu của lớp người này; họ đều đã trở thành những tôi thần của các chúa Nguyễn. Sau đó, khái niệm người Minh Hương được hiểu là những thế hệ người lai, thường là cha Hoa mẹ Việt. Thế hệ người Minh Hương đầu tiên thuộc loại này có hai nhân vật lịch sử khá tiêu biểu là Mạc Thiên Tứ và Trần Đại Định, một người là con trai của Mạc Cửu còn người kia là con trai của Trần Thượng Xuyên. Cả hai người này đều đã trưởng thành trong thời Đàng Trong và đều chết trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế. Nhìn chung, các thế hệ đầu tiên của người Minh Hương đã hội nhập vào xã hội Việt Nam, một sự hội nhập hoàn toàn tự nhiên.


Châu bản triều Nguyễn ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)

Bộ Công tâu trình đoàn đi khảo sát Hoàng Sa lần này có Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ Lê Trọng Bá là người của bộ. Đoàn khảo sát được 25 đảo thuộc vùng thứ 3, vẽ được 4 bản đồ mang về (có 3 bức vẽ riêng từng vùng, một bức vẽ chung), Bộ Công tâu xin cho họ chỉnh sửa hoàn thiện để dâng trình.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24391845