Một số nhận xét về vài địa danh ở Bình Dương
- 25/07/2012
Theo bài viết: “Một số nhận xét về địa danh ở Nam bộ của Bùi Đức Tịnh” đăng trong “Kỷ yếu hội thảo Nam bộ và Nam Trung bộ những vân đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX” – Trường Đại học Sư phạm TPHCM – 2002.
Địa danh ở Nam bộ được trình bày theo 4 chủ đề:
- Các vật thể tự nhiên, vị trí đặc biệt và đơn vị hành chánh quân sự được dùng để cấu tạo địa danh.
- Cội nguồn ngôn ngữ của các địa danh những dung hợp biến chuyển địa danh
a/Các vật thể tự nhiên- Vị trí đặc biệt và đơn vị hành chính quân sự:
Các vật thể tự nhiên thường gặp trong các địa danh (chỉ chọn những địa danh ở địa bàn Bình Dương ngày nay).
- Bưng: từ gốc Khơme “làng”, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng thường không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng mọc. Mùa nước bưng thường có nhiều cá đồng. Dân gian có câu: “gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”.
Ơ Bình Dương có: Bưng Cải (thị xã Thủ Dầu Một): vì là vùng đất thấp giữa cánh đồng trồng nhiều cải.
- Bưng Cầu (xã Tương Bình Hiệp, cách Thủ Dầu Một 5 km) là vùng đất trũng ngập nước giữa cánh đồng cho nên phải bắc một cây cầu ngang qua, trên cầu là quốc lộ 13 (nay là Đại lộ Bình Dương), nước lưu thông từ ruộng bên này đường sang ruộng bên kia đường nhờ ống cống dưới chân cầu. Mùa mưa người ta còn ngăn nước lại để dùng vào mùa nắng xả nước ra tưới ruộng. Địa danh này cũng được nhắc đến trong tài liệu: “Lịch sử tỉnh Bình Dương” (qua niên giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp) của PGS, TS Nguyễn Phan Quang ghi:
“… nhà thờ Tương Hiệp: người Việt Nam gọi là Bung – Cou (Bưng Cầu) cách Thủ Dầu Một 5 km. có 300 dân, một trường học một nhà việc …” Th[
Tương tự: một địa danh khác nằm ở xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương: đó là Bưng Đỉa. Theo cách lý giải trên thì có lẽ đây xưa là vùng đất trũng ngập nước giữa có cánh đồng và có nhiều … đỉa.
- Cù lao: có lẽ do Việt hóa tiếng dân tộc miền biển Pulo: cù lao là cồn trẻ nên rộng lớn, có nhiều người sống trên đó. Cù lao chỉ riêng dùng để gọi những vùng nước vây quanh đất liền ở giữa. Cù lao Rùa: (Tân Uyên, Bình Dương): là vùng đất nhô lên, có người sinh sống, xung quanh là nước, nhìn hình dạng giống con rùa nên gọi là Cù Lao Rùa.
- Gò: những mảnh đất cao, cao hơn nhưng hẹp hơn giồng. Một số tên gò về sau đã thành tên gọi của vùng (Gò Dưa, Gò Vấp) ở Bình Dương có Gò Mối (Tân Định, Bến Cát), Gò Đậu (Thị xã Thủ Dầu Một)…
- Mương: ở miền Tây Nam bộ là danh từ chỉ những con rạch nhỏ, ngắn và cùn. Ơ một số tỉnh: hai bên đường có các mương tạo thành do việc lấy đất đắp đường trước khi rải đá gọi là mương lộ, có khi rộng đến vài mét (khu vực Lái Thiêu, cầu Ngang: cầu bắc ngang qua mương nước). Các mương vườn đủ rộng và mương bò ăn ra sông rạch có thể dùng làm đường nước giao thông. “Trong tỉnh Thủ Dầu Một, bên phải con đường từ Bình Nhâm đến Búng có ghe thuyền đi lại như trong một con rạch” {‘ M
-Hố: Chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo, nhưng mùa mưa có môi nước lấp xấp (Hố Bào – Củ Chi). Bình Dương có địa danh Hố Le (xã Thới Hòa-huyện Bến cát ) có lẽ là vùng đất trũng xưa có nhiều măng le.
-Mạch: Dòng nước từ dưới đất đổ lên, nhỏ thì có thể hứng lại trong một cái giếng để lấy nước uống và tắm giặt, lớn hơn có thể chảy đi thành một ngọn suối nhỏ cung cấp nước cho nhiều nhu cầu khác. “…Ơ vùng Thủ Đức Lái Thiêu có nhiều mạch loại này..” { Bùi Đức Tịnh ,L
Đặc biệt, theo từ ngữ địa phương ở Bình Dương người ta gọi mạch nước ngầm từ dưới đất đổ lên, được hứng lại trong một cái giếng để lấy nước uống hoặc tắm giặt là “mọi”. Ví dụ: mọi Thầy Thơ, mọi Chợ… ( B
-Rạch: Dòng nước đổ ra sông nhưng nhỏ hơn sông: Rạch Bắp (Bến Cát – Bình Dương). Chắc ven rạch này xưa trồng nhiều bắp.
-Bến: Ban đầu là chỗ thuyền ghé vào bờ, vì đủ điều kiện cho thuyền đỗ nên việc đỗ thuyền ở vị trí này có tính cách thường xuyên. Sau chỉ chỗ nhiều ghe thuyền thường xuyên đỗ lại do yêu cầu chuyên chở. Bến: Ngoài cách đặt tên chung cho các loại vị trí giao thông, còn có cách đặt tên riêng biệt căn cứ vào loại hàng hóa được cất lên nhiều nhất ở bến: Bến Cỏ, Bến Củi ở Thủ Dầu Một, Bến súc là nơi buôn bán những súc gỗ :”… ở tả ngạn sông Sài Gòn ngược mất 3 giờ đồng hồ là một trung tâm buôn gỗ nổi tiếng … “{Tr
Thế nhưng địa danh Bến Thuế (xã Tân An) Thủ Dầu Một thì lại dễ giải thích.Địa chí Sông Bé viết :”Từ thời Gia long thấy ghi tuần An Lợi phía Bắc chợ Thủ Dầu Một nhằm thu thuế thuyền bè qua lại “… Đây là chỗ thuyền bè qua lại phải vào bờ để đóng thuế lâu dần gọi là “Bến Thuế”, nhưng do cách phát âm của địa phương nên người ta gọi là Bến Thế, lâu dần tạo thành địa danh “Bến Thế”.
-Cầu ngang: là cầu bắc ngang một mương lộ hay một con sông chảy gần sát lộ và song song với lộ; do đó cầu ngang nằm thẳng góc với đường cái và đâm ngang ra đường cái : “…trên đường từ Lái Thiêu đi Thủ Dầu Một, ở khoảng Bình Nhâm có một Cầu Ngang và ở ngay chợ Búng (đúng lý là Bún, viết sai chính tả, do phát âm không đúng của người Nam bộ) lại có một Cầu Ngang nữa khá lớn, cả hai đều bắc qua mương lộ sát bên đường…” { Bùi Đức Tịnh, L
Cầu Ngang ngày nay là khu du lịch nổi tiếng của Bình Dương (Lái Thiêu).
b. Các vị trí liên hệ đến giao thông.
-Dốc: chỗ đất lên cao. Dốc ở chỗ đỉnh cao của nó cũng là một vị trí đánh dấu trên trục lộ (Dốc Chùa – Tân Uyên) (Dốc Đình: ngay dốc có cái đình Tương Hiệp).
-Truông: “Đường xuyên qua một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên trên đầu người đi đều có những thân cây và cành lá bao phủ. Trên đường từ vùng Dĩ An vào chiến khu Đ có Truông Sim, xã Định Phước có Truông Bòng Bong: xưa có nhiều dây bòng bong leo trên cây rừng.
Ngã tư Sở Sao: Vì xưa kia qua khỏi ngã tư là rừng cây sao nên tên gọi ngã tư sở sao (Sở: nhiều, ví dụ sở cao su…)
c. Các vị trí tập hợp dân cư:
-Chợ: vị trí tập hợp nhiều người do nhu cầu mua và bán tụ tập vào những thời gian nhất định. Chợ thường mang tên địa phương, có khi tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thầu thuế chợ như chợ Lái Thiêu).Một cách lý giải khác (chỉ là một giả thuyết): Có một ông thương lái đã tự thiêu (nên gọi là Lái Thiêu).
Theo loại hàng được mua bán nhiều nhất (chợ Bún) nhưng do phát âm Nam bộ thành chữ Búng{ Bùi Đức Tịnh, L
Đây là cách lý giải của địa chí Sông Bé.
-Xóm: từ để phân biệt một khu vực trong làng (xã) hay địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. (Xóm Chùa, Bến L
d. Các đơn vị hành chính, quân sự.
-Dinh: Đơn vị hành chính và quân sự thời các chúa Nguyễn. Một dinh gồm một huyện hay một châu. Ví dụ năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt Trấn Biên dinh chỉ có huyện Phước Long (Biên Hòa) Phiên Trấn dinh chỉ có huyện Tân Bình.
-Trấn: Đến thời Gia Long, do việc đổi Gia Định trấn ra Gia định thành, dinh được đổi thành trấn.
-Thủ: danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các triền sông và khá phổ biến ở thời phong kiến nên “Thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng như Thủ Ngữ, Thủ Thiêm, Thủ Đức (thuộc TPHCM), Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An, Thủ Chiến Sai (ở chợ Mới) tỉnh An Giang. Ngữ, Thiêm, Đức có lẽ là tên những viên chức cai quản các thủ này đã giữ chức vụ từ khi Thủ mới được thành lập cho đến khi không còn tác dụng.
e. Phân chia địa danh theo nhóm tự nhiên:
-Suối Lồ ồ: nơi đây có con suối, trên bờ có nhiều cây tre lồ ô, gọi tên trại thành lồ ồ nên có tên là suối Lồ ồ.
NTKA
ược khảo Địa danh Nam Bộ,NXB văn nghệ TP .HCM,tr.20}.ưng cầu-Thủ Dầu Một)ương vĩnh Ký, Nguyễn Đình Đầu dịch(1997),Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ,NXB Trẻ,tr.71}.Bến Cát có lẽ nằm trong trường hợp đặt tên chung cho các loại vị trí giao thông”… Bến Cát cách Thủ Dầu Một 22 km là một trung tâm ở giữa rừng cũng là nơi tiếp nối con đường từ sông Thị Tính và con đường từ Kratie…”{ [Thủ Dầu Một –Bình Dương đất lành chim đậu,NXB Văn Nghệ TP HCM-,tr.71}ược khảo Địa danh Nam Bộ,NXB văn nghệ TP .HCM,tr.59}.ược khảo Địa danh Nam Bộ,NXB văn nghệ TP .HCM,tr.61}.ớn ở xãTân Định-huyện Bến Cát-Bình Dương). Xóm Chùa vì ở đó có chùa cổ. Còn Bến Lớn có lẽ gần bến sông.ủ Dầu Một –Bình Dương đất lành chim đậu,NXB Văn Nghệ TP HCM-tr70 ]ột số nhận xét về địa danh ở Nam Bộ, kỷ yếu hội thảo Đại học sư phạm Tp.HCM, Nam Bộ và Nam trung bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII-XIX,tr 184]Căn cứ vào những cách được mô tả thì Bung – Cou chính là Bưng Cầu ngày nay. Trên thực tế có đồng ruộng, có cầu, có bưng, có nước chảy, có đình thờ Tương Hiệp… hoàn toàn xác thực bởi vì vùng này chính là nơi chôn rau cắt rốn của tác giả luận văn.
- TIỂU ĐOÀN PHÚ LỢI CHIẾN ĐẤU CHỐNG CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ LẦN THỨ NHẤT (1965-1966)
- HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN SINH SẮC Ở THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG (1923-1926)
- THẦY NĂM NHỊ - VỊ VÕ SƯ ĐÃ ĐEM MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ RA TỨ PHƯƠNG
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU CỦA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN Ở BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH...
- NGỌN ROI CỦA THẦY NĂM NHỊ ĐẤT VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ KHUẤT PHỤC TƯỚNG CƯỚP TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM...
- DI TÍCH MỘ ÔNG CẢ TRƯỞNG TRẦN VĂN LONG (THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
- LÀNG CÔNG GIÁO LẠC AN - THÁI HƯNG TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1954 - 1974)
- VÕ ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN TRUYỀN DẠY MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ Ở SÀI GÒN
- DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TIỀN SỬ ĐÔNG NAM BỘ
- THIẾT GIÁP M113 - CHỨNG TÍCH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA QUÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG