Đất, Người Bình Dương

Quy hoạch hệ thống tượng đài và tranh hoành tráng trên bàn tỉnh Bình Dương năm 2010

  • NGUYỄN VĂN THỦY (Trưởng ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương)
  • 25/07/2012
Năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch hệ thống tượng đài và tranh hoành tráng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2010. Tượng đài và tranh hoành tráng là những công trình văn hóa mang tính chất tôn vinh quá khứ hào hùng, làm đẹp cảnh quan đô thị, đánh dấu những thành quả của nhân dân Bình Dương. Đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử, cũng như nguyện vọng của nhân dân, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã xây dựng một số tượng đài và tranh hoành tráng sau:
1. Tượng đài Phú Lợi căm thù khu di tích Nhà tù Phú Lợi phường Phú Lợi, TX.TDM.
2. Tượng đài đấu tranh của công nhân Nhà máy Xe lửa Dĩ An, trong khuôn viên nhà truyền thống của Nhà máy xe lửa DĩAn.
3. Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát.
4. Tượng đài chiến thắng Phước Thành, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo.
5. Tượng đài chiến thắng Dầu Tiếng, thị trấn Dầu Tiếng.
6. Tượng đài chiến khu Thuận An Hòa, xã Thuận Giao, huyện Thuận An.
7. Biểu tượng văn hóa nghệ thuật vòng xoay ngã sáu TX.TDM.
8. Tranh hoành tráng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.Ghi lại truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
9. Tranh hoành tráng chiến thắng cầu Bà Kiên, ghi lại chiến công của binh chủng đặc công trong trận đánh đồn cầu Bà Kiên, xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên.

Ngoài ra ở các xã, phường, thị trấn xây dựng hơn 50 bia ghi lại truyền thống lịch sừ địa phương, bia ghi công các anh hùng liệt sĩ, các sự kiện lịch sử như: Bia lưu niệm Tiểu đoàn 303; Đài tướng niệm biệt động tình báo ở Tân Uyên; Bia kỷ niệm căn cứ Bộ Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh ở Minh Tân, Dầu Tiếng; Nhà bia Thanh Tuyền; Bia căm thù Thanh An ở Dầu Tiếng; Bia lịch sử căn cứ Truông Bồng Bông xã Định Hòa, TX.TDM... Để thực hiện đề án quy hoạch Sở văn hóa –Thông tin cùng các huyện, thị đang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng các công trình văn hóa nghệ thuật khác như. Cổng chào Bình Dương ở xã Vĩnh Phú, Thuận An; Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; Cụm tượng đài Tam giác sắt ở Khu di tích Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát; Tượng đài và tranh hoành tráng Chiến khu Đ. Trong thời gian từ nay đến năm 2010 đề án quy hoạch xây dựng gần 30 tượng đài và tranh hoành tráng trong 7 huyện, thị trong tỉnh, hiện nay chúng ta đã thực hiện hoặc đang thực hiện gần phân nửa. Đây là một nỗ lực rất lớn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, ngành văn hóa - thông tin cũng như UBND các huyện, thị. Việc xây dựng các tượng đài tranh hoành tráng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha ta. Tạo điểm nhấn của địa phương, tạo cảnh đẹp để người dân đến thưởng ngoạn, tưởng niệm, tạo một khu công viên đẹp cho vùng thị trấn, thị tứ. Khu di tích Nhà tù Phú Lợi hàng tháng có hàng ngàn khách đến tham quan. Khu vực công viên và biểu tượng văn hóa nghệ thuật ở vòng xoay   ngã sáu Khu tượng đài chiến thắng Phước Thành ở thị trấn Phước thành; Khu công viên tượng đài công nhân xe lửa Dĩ An ở thị trấn Dĩ An trở thành một nơi khang trang sạch đẹp cho người dân đến sinh hoạt vui chơi giải trí thư giãn tạo nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân nơi đô thị.

NGUYỄN VĂN THỦY (Trưởng ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24432480