Lịch sử Việt Nam

THỦY CHIẾN VÀM NAO - CỔ HỖ (1833 - 1834) ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN

  • ĐỖ KIM TRƯỜNG
  • 05/05/2024

Cuối năm 1833 đầu 1834, trên sông Hậu và sông Tiền, quan quân triều Nguyễn cùng nhân dân Nam bộ đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. Đây là chiến thắng lớn nhất của triều Nguyễn trên vùng đất Nam bộ. Chiến công này đạt một tầm cao mới của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của người dân Nam bộ, khẳng định Nam bộ đã làm nên và giữ vững tính toàn vẹn của quốc gia, dân tộc Việt Nam1. Tuy nhiên xung quanh sự kiện này còn nhiều vấn đề chưa được tường minh. Qua bài viết xin góp phần làm sáng tỏ một số nội dung của lịch sử.

1. Sự hiện diện của quân xâm lược Xiêm trên vùng đất Nam bộ

 

Theo sử liệu, năm 1833 ở thành Phiên An, Lê Văn Khôi và binh lính nổi dậy chống lại triều đình. Nguyên nhân cuộc binh biến có nhiều ghi chép2. Và cũng theo các sử liệu trên, không chịu được hành động mang tính trả thù cá nhân của đại diện triều đình, Lê Văn Khôi đã khởi binh chống lại. Tuy nhiên, do khách lẫn chủ quan, quân nổi dậy dần suy yếu. Trước tình hình đó, Khôi đã nghe theo lời của các giáo sĩ phương Tây cử người sang Xiêm cầu cứu. Nhân cơ hội này, Rama III

 

(1824 - 1851) đã sai quân sang xâm lược. Như vậy, theo nhãn quan trước nay, sự hiện diện của quân Xiêm ở Nam bộ là do Lê Văn Khôi cầu viện! Tuy nhiên, xét lịch sử vương quốc Xiêm thời kỳ 1767 – 1940 nhận thấy: “Trong ba đời vua đầu tiên của triều đại Trakri là Rama I (1782 - 1809), Rama II (1809 - 1821) và Rama III (1824 - 1851), chính sách bành trướng lãnh thổ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đường lối đối ngoại của vương quốc Xiêm […]/

 

Xem trọn bộ tại đây

ĐỖ KIM TRƯỜNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24465457