Kiến thức lịch sử chung

GIÁO DỤC CÁCH MẠNG ĐÔNG NAM BỘ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

  • HUỲNH HỒNG HẠNH
  • 05/05/2024

1. Bối cảnh lịch sử Đông Nam Bộ sau năm 1954

 

Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mĩ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Bên cạnh các biện pháp quân sự, Mĩ và chính quyền Sài Gòn chủ trương tiêu diệt nền giáo dục cách mạng, bằng cách bình định đến đâu, lập ấp chiến lược đến đó, mở trường học để giành dân giữ dân, thực hiện dự án dạy tiếng Anh, thành lập nhiều tổ chức truyền bá văn hóa Mĩ như Hội Việt - Mĩ, Hội Văn hóa Á Châu..., tổ chức các lớp huấn luyện tu nghiệp cho giáo chức, học sinh… Ở vùng nông thôn, hệ thống trường học do chính quyền Sài Gòn xây dựng chỉ có bậc tiểu học, học sinh muốn học tiếp phải ra thị trấn, thị xã hoặc lên thành phố. Do đó, con em nhân dân lao động nghèo không có điều kiện đến trường, nhiều em trong độ tuổi đi học hoàn toàn không biết chữ.

Về phía ta, ngay sau năm 1954, Đảng đã bố trí nhiều cán bộ kháng chiến từ chiến khu trở về hoạt động trong lòng địch như trực tiếp giảng dạy tại các trường, hỗ trợ phong trào đấu tranh ở đô thị của nhiều tỉnh như Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, tiêu biểu là các thầy giáo Võ Văn Ấn, Nguyễn Văn Đường...

Xem trọn bộ tại đây

HUỲNH HỒNG HẠNH


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24465987