NHÀ VUÔNG Ở HUYỆN HÓC MÔN
- 30/08/2023
Nhà vuông là ngôi nhà có mặt bằng hình vuông, bốn phía không có vách, có trang thờ Tiên Sư ở giữa nhà, hiểu là các “bậc thầy đời trước” trong xóm ấp. Có thể đây là biến thể của tục thờ văn chỉ ở miền Bắc. Nhà vuông là nơi hội họp của dân ấp, trụ sở làm việc của chức việc ấp và cũng là một điếm canh (giữ an ninh), nơi bà con ngồi hóng mát, chờ đón xe, nơi để đồ âm công.
1. Khái quát về nhà vuông
1.1.Tên gọi của nhà vuông
Vào thời Nguyễn, ở Nam Bộ phân biệt 3 loại làng: làng lớn (đại thôn), gọi là xã; làng vừa (trung thôn), gọi là thôn; làng nhỏ (tiểu thôn), gọi là lân hoặc ấp. Các làng nghề thì gọi là mạn (vạn), phường, nậu… là loại làng nhỏ, lệ thuộc vào thôn hay xã. Thiết chế tín ngưỡng ở Nam Bộ bao gồm đình – chùa – miếu – võ, đình là thiết chế của xã thôn, miếu và nhà vuông là thiết chế của lân ấp. Mỗi ấp trong xã thôn đều có nhà vuông. Ấp có đình thì nhà vuông được xây dựng bên cạnh đình. Nhà vuông ấp được ghép chung với nhà việc của làng, gọi là “nhà vuông cái” như ở Bình Dương (Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, 2018, tr.53).
Cuốn từ điển xưa nhất ghi chép về nhà vuông là Tự vị Annam Latinh (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine cho biết:”Dỏ: điếm canh trên các đường xa”, “Điếm dỏ”, “Canh dỏ: đứng canh ở điếm” (Pierre Pigneaux de Béhaine,1999, tr.117).
Hiện nay, các nhà vuông ở Nam Bộ còn gọi với những tên khác nhau như: miếu Tiên Sư, nhà thờ Tiên Sư, đền Tiên Sư, đền thờ Ông Tiên Sư, đình Tiên Sư, nhà võ, võ ca, võ ca Tiên Sư, võ Tiên Sư…
Xem trọn bộ tại đây
- TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU QUA TRUYỀN THUYẾT
- Nghiên cứu sắc phong ở đình thần đã được công nhận di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Khảo sát tốc độ bồi đắp khu vực Cù Lao Dung
- NƯỚC MẮM - MỘT THỨ GIA VỊ ĐẶC BIỆT
- HAI CUỐN SÁCH VỀ MIỀN TÂY
- MÙA CÁ LINH
- TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG NGÔI CHÙA VIỆT Ở TÂY NINH
- Lạm bàn về cái ngu thứ ba
- Lễ cúng tổ nghề Tết Huế
- Tục cúng việc lề của người Việt Ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang