Sử học đó đây

Đọc “Biển Đảo Việt Nam Từ Góc Nhìn Nhân Học”

  • Nguyễn Thanh Lợi
  • 04/12/2022

Công trình “Biển đảo Việt Nam từ góc nhìn nhân học” do PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) chủ biên vừa ra mắt bạn đọc trong tháng 8/2022, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, sách dày 483 trang, khổ 16x24cm. Trên bìa ghi là “Sách chuyên khảo”. Đây là sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Văn hóa biển đảo Việt Nam - Theo tiếp cận Bảo tàng học” của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chủ trì thực hiện, PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu làm chủ nhiệm và TS. Nguyễn Phương Nga làm thư ký khoa học. 

Sách chia làm 6 chương và Lời kết “Tương lai của nhân học biển Việt Nam”.

Trước nay chưa có một công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam mang tính toàn diện về nhân học, nên rất được sự mong đợi của bạn đọc, nhất là trong tình hình những nghiên cứu về biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa còn khuyết thiếu hoặc còn chưa như kỳ vọng.

Ở chương 1 “Nhân học biển – Những mối quan tâm và các khuynh hướng”(47 trang), cuốn sách lược qua tình hình nghiên cứu nhân học biển trên thế giới và ở Việt Nam. Trong đó chia ra các công trình nghiên cứu chung, lịch sử, thuyền bè, ngư cụ, tri thức dân gian, đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân, đời sống tín ngưỡng ngư dân. Nhưng thực ra, những nghiên cứu mà tác giả điểm qua ở đây, chỉ là những công trình về dân tộc học, văn hóa học, chỉ trừ công trình “Đời sống xã hội – kinh tế, văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ” của Phan Thị Yến Tuyết (công trình nhân học biển đầu tiên ở Việt Nam được xuất bản năm 2014, được bạn đọc đánh giá rất cao), được chủ biên nhắc đến trong chương này.

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thanh Lợi


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24372657