Kiến thức lịch sử chung

Một Số Sự Kiện Của Sử Chân Lạp

  • Đỗ Kim Trường
  • 04/12/2022

Trong lịch sử, quan hệ giữa Chân Lạp với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong diễn ra khá phức tạp. Khi thì triều đình Oudong thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt, vừa thân Việt vừa hòa hảo với Xiêm. Trong mối tương quan đó, khảo sát sử Chân Lạp đối chiếu với sử Việt có một số sự kiện không đồng nhất. 

Sự kiện gả hoàng nữ và cho “mượn” Prey Nokor, Kas Probey năm 1623

   Theo Niên giám Campuchia, năm 1618, Chey Chetta II lên ngôi. Là người chủ trương thực hiện đường lối “thoát Xiêm”, Quốc vương đã xóa bỏ những ràng buộc của Xiêm triều, từ chối xưng thần và dời kinh đô từ Lovea Em về Oudong. Đồng thời để quân Xiêm không dám quấy nhiễu nữa, “Quốc vương Chey Chetta II cưới một Công Chúa Việt Nam hầu dựa vào thế lực của Triều đình Huế” [2,152]. Cuộc hôn nhân chính trị này đã giúp Chân Lạp đánh bại quân Xiêm ở Bârribaur, Rantei-Meas. Tập Niên giám viết tay ở Thư viện Hoàng gia Chân Lạp triều Chey Chetta II, trang 369 chép: “Năm 2169 Phật lịch, tức là năm 1623 Dương lịch, một Sứ giả của Vua Annam dâng lên cho Vua Cao Miên Chey Chetta một phong thư, trong đó Vua Annam ngỏ ý “mượn” của Cao Miên xứ Prey Nokor và Kas Krobey để đặt làm nơi thâu quan thuế. Vua Chey Chetta sau khi tham khảo ý kiến của đình thần đã chấp thuận lời yêu cầu trên và phúc thư cho Vua Annam biết. Vua An nam bèn ra lệnh cho quan chức đặt Sở quan thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó bắt đầu thâu quan thuế” [2,154].      

Xem trọn bộ tại đây

Đỗ Kim Trường


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284068