Đất, Người Bình Dương

Quá trình hình thành văn hóa đô thị Bình Dương.

  • Nguyễn Văn Thủy
  • 16/11/2020

 

1.      Dẫn nhập 

Vùng đất Bình Dương vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã phát triển  nhiều chợ buôn bán sầm uất như: Lái thiêu, chợ Búng, chợ Phú Cường…những nơi này trở thành trung tâm thương mại, hành chính của huyện Bình An rồi tỉnh Thủ Dầu Một. Không gian xung quanh hình thành các bến bãi cho ghe thuyền, kho hàng hóa; các dãy phố dọc hai bên các con đường, là nơi bán hàng hóa:  nông sản, đồ gốm, đồ thủ công…Xét về các tiêu chí của một đô thị thì đô thị sơ khai: đại đa số dân chúng không làm nông nghiệp mà chủ yếu buôn bán hoặc tham gia phục vụ thương nghiệp; nhà phố, cơ sở hạ tầng có tính chuyên biệt để phục vụ cho thương mại và sinh hoạt dân cư phi nông nghiệp; cư dân tập trung sống đông đúc, đa dân tộc, đa văn hóa…Bên cạnh khu chợ buôn bán, trong thị trấn, thị tứ hình thành các khu chức năng với sự ra đời của khu hành chánh công quyền như nhà đoan, kho bạc, trạm thuế, nhà dây thép, các công sở, nhà việc, trường học, cả đồn cảnh sát, nhà lao...  Các xóm thợ thủ công cũng nhanh chóng hình thành ngay trong lòng đô thị, họ vừa làm hàng thủ công, chế biến sản phẩm vừa buôn bán sỉ, lẻ ngay tại chỗ. Người dân khắp nơi đổ về dây sinh sống, tuyệt đại bộ phận là lao động phi nông nghiệp và các khu nhà ở của dân chúng ven bên các con đường ngày càng được lầu hóa, đa dạng về kiến trúc; hạ tầng đô thị về điện chiếu sáng, nước máy, đường giao thông, trường học, bệnh viện…ngày càng hoàn thiện. Không gian đô thị mở rộng, mang tính chất là một đô thị tiền công nghiệp.

 

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Văn Thủy


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24254289