Đất, Người Bình Dương

NGHỆ NHÂN CHU THÁI THANH- NGƯỜI GÓP PHẦN THỔI HỒN VÀO NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƯƠNG.

  • Bùi Thị Kim Tuyến(*)
  • 28/08/2020

Cùng với các nghề truyền thống có từ lâu đời như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ cũng là nghề truyền thống tiêu biểu của Bình Dương. Nghề điêu khắc gỗ hình thành và phát triển trên đất Bình Dương đã hơn 200 năm. Trong điều kiện hiện nay, nghề điêu khắc gỗ đã và đang có nhiều nỗ lực, từng bước đổi mới để duy trì và phát triển ổn định.

Trước đây, Bình Dương có nhiều rừng và gỗ quý tạo điều kiện thuận lợi cho nghề làm mộc phát triển, biến nơi đây trở thành trung tâm của nghề mộc gia dụng Nam Bộ, tạo nên văn hóa làng nghề điêu khắc gỗ đặc sắc và sản sinh ra những nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ tài hoa cũng như nhiều tác phẩm gỗ tinh tế, độc đáo.

Nghề điêu khắc gỗ xuất phát từ nghề mộc cổ truyền. Nghề mộc ở vùng đất Thủ một thời nổi danh cả phía Nam, vì ở tỉnh Thủ Dầu Một nên dân gian quen ca ngợi là “thợ Thủ” tay nghề cao. Người Pháp ngay từ những năm đầu Thế kỷ XX, năm 1901 đã mở trường chuyên đồ mộc, được gọi là trường Bá Nghệ. Nhờ trường này mà tay nghề của thợ Thủ được  nhiều người biết đến. Theo “Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức và các tư liệu địa chí các tỉnh miền Đông Nam Bộ xưa, cư dân thuộc vùng đất mới chuyên nghề đốn gỗ, khai khẩn đất đai để làm ruộng, hình thành nên hai nhóm nghề chính phổ biến trong nhóm cư dân đầu tiên trên vùng đất cổ là nghề làm gỗ và nghề làm ruộng. Với nghề đốn gỗ - Một trong hai nghề chính của cư dân xưa, ta thấy trên vùng đất cũ, rừng là tài nguyên chính tạo nên nguồn lợi lớn. Ngay từ khi đặt chân đến vùng đất này, nghề “Phá sơn lâm”, chặt cây, xẻ gỗ để khẩn hoang, làm ruộng đã hình thành lớp thợ đầu tiên từ đầu thế kỷ XVI, XVII. Họ đã biến gỗ thành nhà, xây dựng các công trình dân dụng đầu tiên, tạo dấu ấn nghề nghiệp trong nếp sinh hoạt hàng ngày.  Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ với nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú với nhiều loại gỗ quý, dồi dào như: sao, gõ, huỳnh đàn, giáng hương, trai, dầu và nhiều dạng gỗ quý hiếm khác, cư dân xứ Bình An xưa đã tìm cách sử dụng, trang trí, tạo dáng nghệ thuật cung cấp không chỉ cho địa phương mà còn cho các vùng trong cả nước. Nghề mộc, cưa xẻ, chạm trổ, điêu khắc xuất hiện đầu tiên với các hình thức đóng thuyền, đẽo cột, làm hòm xiểng, bàn ghế, vật dụng… từ đó đã hình thành nên các làng nghề điêu khắc nổi tiếng của Bình Dương

Xem trọn bộ tại đây

Bùi Thị Kim Tuyến(*)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24370590