Đất, Người Bình Dương

GIAO LƯU LIÊN ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở BÌNH DƯƠNG

  • Đinh Thị Hòa (*)
  • 09/05/2020

Đình trong bài viết này được hiểu là một thiết chế văn hóa làng xã có từ thời phong kiến và vẫn đang hiện tồn với tư cách như một cơ sở tín ngưỡng dân gian, một di sản văn hóa. Bối cảnh đô thị hóa được xem là yếu tố tác động đến khả năng tồn sinh của đình. Trong bối cảnh đó, để tổ chức một lễ hội Kỳ yên, phải chăng ban quý tế các đình thần cần huy động tối đa sự tham gia của những người có cùng hệ thống tâm linh, tín ngưỡng Thần Thành Hoàng mà trong số đó chắc chắn không thể thiếu sự tham gia của ban quý tế các đình thân hữu gần xa. Bài viết này tập trung giới thiệu về mạng lưới quan hệ giao lưu giữa các đình ở tỉnh Bình Dương với giả thuyết cho rằng sự củng cố và phát huy truyền thống giao lưu liên đình  góp phần duy trì và gia tăng sức sống bền bỉ của các ngôi đình trong bối cảnh đô thị hóa.

  1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 

Hiện tượng giao lưu qua lại giữa các đình đã có từ lâu đời chứ không phải như câu nói của dân gian “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Theo Nguyễn Văn Huyên (1944) trong Văn minh Việt Nam, “các làng mạc không tuyệt đối khép kín đối với nhau mà có quan hệ liên minh giữa các làng gần gũi nhau, đôi khi giữa các làng xa nhau. Tục lệ này gọi là giao hiếu hay đạo hảo, dẫn tới những mối liên kết giúp đỡ nhau giữa các làng…Trong trường hợp dịch bệnh, hỏa hạn, dông bão v.v…lan đến một trong các làng liên kết, thì các làng khác đến cứu trợ…Lúc có hội hè của một làng, các làng khác cử những đoàn đại biểu, gồm có chức dịch, mang đến làng này những đồ biếu bằng tiền, trầu cau, vàng mã…Các đoàn đại biểu sau khi cúng Thành Hoàng của làng bạn, được mời tham dự bữa cỗ theo nghi lễ. Lúc họ về, người ta đưa cho họ mấy miếng trầu để họ biếu các chức dịch khác không đến dự hội”. 

Theo Sơn Nam  (1994) trong Thuần phong mỹ tục Việt Nam (quan, hôn, tang, tế, “phần việc nặng nề không kém là tiếp đón các hội của đình bạn, lắm khi từ nơi xa đến. Đón nhận lễ phẩm, mời ban đại diện hội đình bạn vào chánh điện để tế. Nói chuyện vui, mời ăn cỗ, rồi sau đó, khi đình bạn gặp dịp cúng tế, phải cử đại diện đến mà đáp lễ, thường là bằng hoặc trội hơn món lễ của bạn, trường hợp đình chủ nhà khá giàu (nhang đèn và tiền mặt).”

Xem trọn bộ tại đây

Đinh Thị Hòa (*)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402004