Kiến thức lịch sử chung

VÙNG ĐẤT “TRÊN CƠM DƯỚI CÁ”

  • Nguyễn Trường Kháng
  • 06/05/2019

Xưa kia miền Tây Nam bộ được mệnh danh là vùng “trên cơm dưới cá” nhờ hệ thống sông Tiền và sông Hậu đấu nối với “vựa cá Biển Hồ” cùng với hệ thống kinh, mương, rạch, ngòi,….chằng chịch nên nguồn lợi thủy sản nhiều vô số kể! Nên có câu ca dao:

“Ba phen quạ nói với diều

Cù lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm” 

Hoặc:

“Gió đưa, gió đẩy về rẩy ăn còng

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”

Do vậy nguồn lợi thủy sản (Xưa kia gọi là “thủy lợi”) là rất quan trọng không kém gì việc sản xuất nông nghiệp. Dân gian gọi nghề đánh bắt thủy sản là nghề “hạ bạc” (Tức nghề sống dưới nước).

Về chủng loại người ta chia ra làm hai thứ: Cá đen và cá trắng. Một phần dựa trên màu sắc, một phần do đặc tính sống của từng loại. Cá đen sống được nơi nước đứng (không chảy) như hầm, đìa, lung,…rộng lâu ngày trong lu, khạp…cũng không chết. Ngược lại, cá trắng chỉ sống được nơi nước chảy. Nói cách khác là môi trường nước phải đầy đủ dưỡng khí, còn giữ chúng nơi nước đứng (thiếu dưỡng khí) thì cá sẽ chết rất nhanh!

Cá đen gồm: Cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc rằn, cá chạch lấu (trạch lấu), cá ngát… cá trắng gồm: Cá linh, cá leo, cá ngựa, cá lăn, cá trèn, cá lòng tong, cá dảnh, cá mè vinh, cá sặc bướm, cá tra, cá bông lau…

“Từ tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch là mùa cá đen. Từ tháng tư đến tháng năm âl họ còn đánh được cá cóc, cá hô (cá trắng) to lớn cả trăm ký. Thỉnh thoảng họ cũng lưới được cá đuối và cá vồ cờ rất lớn, độ bảy tám chục ký…”. Còn tháng chạp là mùa tôm (1).

Người xưa sáng tạo ra nhiều loại công cụ và rất nhiều phương cách đánh bắt thủy sản. Trong phạm vi bài này xin chỉ ghi nhận một số cách phổ biến nhất mà thôi.

Nếu đông người thì hè nhau kéo lưới, đóng đáy, làm vó càn, vó gạc, xây rọ, đánh lưới trũ (lưới rất lớn, hàng chục người mới đánh nổi. Ghe chở cá đánh được gọi là ghe trũ) thường đem cá đánh được đi bán cho các hãng chế biến nước mắm nhỉ.

Cá thể thì làm câu, lưới, lọp, lờ, chài, rù, hớt (câu) tôm,… để cải thiện bữa ăn gia đình và còn là một nghề kiếm sống.

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Trường Kháng


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24390634