Một cái nhìn khái quát về lịch sử nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương
- 26/07/2012
Tìm hiểu về các nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương qua sự thăng trầm của từng thời kỳ, nhất là thực trạng trong giai đoạn khó khăn hiện nay (một số ngành nghề đang đối mặt với thách thức, ngoài sự hỗ trợ của địa phương, của Nhà nước, tự thân phải nỗ lực cải tiến thíchứng để tồn tại và phát triển) một cách tương đối đầy đủ, hệ thống là việc làm không đơn giản đòi hỏi nhiều khả năng và công sức. Nhưng đây lại là một yêu cầu thiết thực góp phần cho sự phát triển của địa phương và chung cho đất nước: Chúng ta đang cần hội nhập để phát triển kinh tếnhưng đồng thời phải bảo lưu phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có văn hóa làng nghề Việt Nam (mà Bình Dương là một trong những vùng đất địa phương tiêu biểu) luôn giữ một vai trò quan trọng.
Dưới đây thử đưa ra một cái nhìn khái quát về lịch sử nghề, làng nghề Bình Dương qua một số đặc điểm, đặc trưng về kinh tế, văn hóa xã hội trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này.
Văn hóa - văn hóa làng nghề
Trước khi nói đến nghề, văn hóa nghề của một vùng đất, cũng nên nhắc lại một định nghĩa chung về văn hóa tuy ngắn gọn nhưng xúc tích và khá phổ biến: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí lực và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội; một nhóm người trong xã hội...”(1). Chúng ta cũng được biết mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và sựlao động sáng tạo, trong đó có sự sáng tạo nghề nghiệp nhất là các nghề thủ công mỹ nghệtruyền thống: “Văn hóa đồng thời cũng là lĩnh vực đặc biệt của sự sáng tạo, phản ánh trình độphát triển của con người, thể hiện cao bản chất người (C.Mác) gắn liền với hoạt động lao động tựdo của con người (...). Văn hóa không chỉ thể hiện ở chữ nghĩa kỹ thuật mà quan trọng ở những giá trị tinh thần, những truyền thống tồn tại trong nghệ thuật, phong tục, lối sống...”(2).
Như đã biết ngoài di sản văn hóa vật thể, còn có di sản văn hóa phi vật thể chẳng hạn nhưâm nhạc (TD nhã nhạc cung đình Huế của nước ta đã được UNESCO thừa nhận) phong tục, ẩm thực...
Và ở loại di sản thứ hai này còn phải kể đến một di sản văn hóa khác đặc biệt: Đó là “Bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống”. Chúng ta cũng biết rằng: “Lịch sửphát triển văn hóa cũng như kinh tế của nước ta - NHH luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa như trong một công xưởng. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu nét độc đáo của cả dân tộc”.(3)
Ngày nay, ngay cả khi đã được hiện đại hóa với công nghệ thiết bị máy móc tân tiến, các nghề truyền thống, nhất là nghề thủ công mỹ nghệ vốn đòi hỏi đến trí sáng tạo được thể hiện qua đôi tay khéo léo được mệnh danh là “bàn tay vàng” của người thợ của nghệ nhân trong nghề. Vì thế họ luôn có một vị trí đặc biệt khó có thể thay thế cho dù ở thời đại nào. Đó là giá trị nghệthuật trong nghề thủ công.
Cho nên nghề và làng nghề truyền thống, ngoài việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội dân sinh, còn mang đậm tính văn hóa truyền thống của dân tộc, cái giá trị đặc trưng mà chúng ta rất cần trong quá trình hội nhập và phát triển. Bình Dương là một trong các địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống cần nên tìm hiểu, bảo tồn và phát huy...
Bình Dương là một cái nôi của nghề thủ công truyền thống ở Nam bộ
Bình Dương từ lâu được xem như là “cái nôi của nghề thủ công mỹ nghệ Nam bộ”, mang đậm sắc thái biểu trưng cho văn hóa làng nghề truyền thống ở phía Nam cũng như của cả đất nước.
Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, sách Gia Định Thành thông chí cũng đã cho biết: “Quanh trấn GiaĐịnh từ phủ Tân Bình trở dài lên Bình An đến Trấn Biên, dân nhiều người khéo tay giỏi nghề. Họchuyên làm đồ quý hiếm: khắc ngà voi, sừng tê giác, vẽ trên gỗ... làm đồ gốm: lu, hũ, khạp...”. Và ai cũng biết các vùng đất mang tên Tân Bình, Bình An, Trấn Biên được Trịnh Hoài Đức nhắc đến trên đây nay là đất Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh); Bình Dương, Biên Hòa. Chính các nghề làm ra những đồ vật “quý hiếm”, cùng những người thợ “khéo tay giỏi nghề” thời đó là những hạt nhân, những yếu tố khởi đầu hình thành nên những nghề, làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng cùng những lớp thợ, nghệ nhân tài hoa làm rạng danh cho đất Thủ Dầu Một - Bình Dương sau này...
Một tác giả viết về văn hóa Nam bộ đã nói sự tác động, ảnh hưởng của văn hóa nghề thủcông đến phong cách của người Bình Dương ra sao: “Lướt qua vài nghề xưa để thấy người Bình Dương rất năng động, hàng hóa phải có thị trường rộng trong miền và cải tiến không ngừng. Ngoài số người sống với nghề ruộng rẫy, khá đông người Bình Dương sống với nghề thủ công, nhờvậy mà lanh lẹ bặt thiệp (...) khó phân biệt người tỉnh lẻ với người đô thị. Hệ thống đường bộ khá hoàn chỉnh, chợ Thủ Dầu Một được xây dựng nơi cao ráo sạch sẽ (...). Đình chùa khá xưa, nay còn ngôi nhà của bác sĩ Trần Công Vàng, nhà 5 căn 2 chái; trang trí kiểu đầu thế kỷ, đã trăm năm qua còn giữ được phong cách cổ kính” (Sơn Nam).
Qua mấy nhận xét trên ít nhiều cho thấy được năng động của người Bình Dương nhất là các công trình lao động từ nghề thủ công của họ gần thế kỷ trước. Ngoài ngôi nhà của BS Vàng nói trên, hiện nay BD còn có khá nhiều kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà cổ hàng trăm tuổi, trong đó không thiếu những ngôi cổ tự đã trên mấy trăm năm vẫn còn lưu lại đường nét, lối kiến trúc độc đáo, những hoa văn họa tiết được khắc chạm, trang trí đạt trình độ mỹ thuật cao nay trở thành giá trị quý hiếm trong kiến trúc, điêu khắc gỗ ở Nam bộ, chẳng hạn như tại chùa Hội Khánh (1741) chùa núi Châu Thới (1681).
Có được các thành tựu trên của các nghề truyền thống BD, ngoài các yếu tố thuận lợi vềtự nhiên như nhiều rừng lắm gỗ quý, dồi dào về trữ lượng các loại khoáng sản đặc dụng như đất sét, caolin, nhiều người nói đến yếu tố con người trong các nghề truyền thống như nghề mộc, nghề gốm sứ và sau này là sơn mài của đất TDM - BD. “Cần lưu ý một chi tiết: thợ mộc Bình Dương đang hành nghề khắp Nam bộ với sự khéo tay sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp mở trường Mỹ nghệ ở Bình Dương (và Biên Hòa); không phải ngấu nhiên mà ngành gốm và sơn mài Bình Dương sớm nổi tiếng (Trần Bạch Đằng - ĐCSB).
Khái niệm về làng nghề truyền thống
Dựa vào quá trình hình thành các làng nghề truyền thống trước đây tại miền Bắc, miền Trung, các nhà nghiên cứu cho rằng một làng nghề truyền thống phải hội đủ yếu tố sau đây:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời.
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, xóm phố nghề.
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
- Có kỹ thuật và công nghệ ổn định.
- Sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc là chủ yếu nhất.
-Sản phẩm làm ra tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật giá trị của địa phương, của đất nước.
-Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận cư dân của cộng đồng và có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Tên các làng nghề VN truyền thống trở thành một thương hiệu quen thuộc nổi tiếng trong vùng, khu vực hoặc cả nước. Chẳng hạn một số làng nghề tiêu biểu như làng gốm Bát Tràng (trên 500 năm các làng giấy dó Yên Thái, An Lộc, Phong Khê; làng giấy Sác Nghĩa đô (có tuổi từ500 đến 800 năm); làng tơ lụa Hà Đông, làng tranh Đông Hồ ở miền Bắc; làng Đá hoa non nước ởQuảng Nam...
Thời xưa chưa có thống kê đầy đủ về số lượng làng nghề của nước ta. Gần đây theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước còn trên 200 làng nghề (20-7 làng) với khoảng 11 triệu lao động, nhưng đối tượng lao động là thanh niên chỉ chiếm 36% khiến nhiều làng nghề truyền thống cả nước là đáng lo ngại. Nhiều ngành nghề truyền thống hàng mấy trăm năm, ngàn năm có nguy cơ suy tàn và biến mất, có thể chỉ trong một hai thế hệ nữa. Đó là viễn cảnh có thật. Và BD cũng không thể tranh được các khó khăn thách thức chung ấy.
Vì thế chính phủ cũng như các địa phương đã có nhiều chương trình chấn hưng phát triển làng nghề. Bình Dương cũng đề ra các tiêu chí kế hoạch để chấn hưng bảo tồn và phát triển nghề- làng nghề truyền thống một cách tích cực. Nhưng đó là vấn đề sẽ được đề cập đến ở phần sau hay ở bài viết khác.
Chúng ta trở lại khái niệm và sự hình thành làng nghề truyền thống của Bình Dương.
Lịch sử hình thành của vùng đất BD cũng như Nam bộ chỉ trên 300 năm, nên các nghề làng BD cũng không có thể có bề dày truyền thống ổn định, lâu đời như hầu hết nghề, làng nghề ởmiền Bắc miền Trung.
Mặt khác, ở các vùng đất mới khai khẩu ở phía Nam trong việc tổ chức về đơn vị hành chính làng xã thường có sự biến động chuyển đổi về ranh giới, diện tích địa lý, dân số… Cho nên khái niệm về làng nghề ở đây cùng có phần khác về mặt truyền thống lâu đời và tính ổn định so với các làng nghề miền Bắc miền Trung.
Ở tại vùng đất mới này, có khi chỉ cần một nhóm cư dân cùng làm chung nghề chuyên môn, tập trung trong phạm vi một xóm, ấp… mà sản phẩm làm ra được số đông cộng đồng chấp nhận, sử dụng tiêu thụ như một hàng hóa, thì cũng có thể trở thành một làng nghề truyền thống riêng.
Có lẽ sẽ có cùng nhận định về khái niệm làng nghề như trên nên tác giả Phan Thị Yến Tuyết đã chọn tựa đề cho một công trình khảo cứu của bà là “Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam bộ” thay vì dùng từ “làng nghề” như vẫn quen gọi.
Đôi nét về nghề, làng nghề Bình Dương
Theo khái niệm nói trên, BD có khá nhiều làng nghề xóm nghề và đáng kể hơn cả là các làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của BD như các xóm, làng nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài…
Sớm nhất và hầu hết tập trung ở địa bàn phía Nam của BD là các lò, cơ sở và xóm, làng gốm sứ. Có thể kể tên các xòm làng gôm sứ tiêu biểu của BD như Hưng Định, Lái Thiêu (Thuận An; Tân Phước Khánh (Tân Uyên) Chánh Nghĩa (TX.TDM). Mỗi cơ sở, mỗi làng gốm này thường có liệt sĩ hình thành và có đặc điểm riêng.
Nghề điêu khắc gỗ xuất phát từ nghề mộc cổ truyền lâu đời, có những xóm chuyên chạm khắc trang trí trong các công trình kiến trúc Đình, chùa nhà cổ, các sản phẩm mộc mỹ thuật nhưtủ thờ, tranh tượng, bàn ghế, giường lèo, trường kỷ… Tập trung và xưa hơn cà là các xóm điêu khắc thuộc vùng An Thạnh, Phú Thọ…
Về sơn mài BD có các xóm, làng sơn mài như Tương Bình Hiệp, Tân An, Định Hòa, Chánh Nghĩa… trong đó làng sơn mài Tương Bình Hiệp được xem là cái nôi của sơn mài Tương Bình Hiệp. Hầu hết các thợ giỏi nghệ nhân nổi tiếng trong tỉnh đều xuất thân từ làng sơn mài này.
Ngoài ra, nhờ có sẵn các nguyên vật liệu đặc trưng tại chỗ để có thể làm ra những sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng, nhiều xóm làng nghề từ khá sớm đã được hình thành như xóm guốc Bà Lụa (hiện tại đây đã có một con đường được đặt tên xóm Guốc); các làng xóm Tăm nhang An Bình (Dĩ An nay còn có 23 cơ sở và 200 người còn giữ nghề) và tăm nhang Thuận An (còn 23 cơ sở); Xóm làm (đập) đá Châu Thới; các xóm heo đất ở vùng Bình Nhâm, Lái Thiêu. Nghề mây tre đan ở Tân Uyên.
Nhiều nhóm thợ giỏi nghề chế biến các món ăn truyền thống ở BD cũng thường tập trung cùng làm nghề các nghề này nên trở thành xóm nghề như các xóm Lò bún ở thị trấn Dĩ An và chợBúng trước đây; làng nghề Bánh tráng Phú An (Bến Cát), Thanh An (Dầu Tiếng) ình thành từ mấy chục năm nay, hiện đang phát triển vì mặt hàng thực phẩm này đang được xuất khẩu; xóm lò nem Lái Thiêu, bánh bèo bì Chợ Búng, xóm heo nướng Tân Phú (Dĩ An) đồng thời là vựa nuôi heo mọi lâu đời lấy nguồn giống từ miền tây, miền Trung. Các xóm bánh hỏi, bánh bèo Bưng Cải (Hiệp Thành)…
Có nhiều nghề cổ truyền, truyền thống đã có một thời gian rất phồn thịnh, hình thành xóm nghề sung túc nhưng đến nay chỉ còn để lại dấu ấn trong các di tích văn hóa nghệ thuật hoặc chỉ còn lưu trong trì nhớ của người lớn tuổi. Cũng có nghề chỉ còn hoạt động cầm chừng chỉ có tính cách riêng của gia đình hay để phục vụ cho các yêu cầu phục chế riêng lẻ cho các giới điệnảnh, du lịch. Đó là những nghề như rèn, đúc đồng, vẽ tranh kiếng, nghề sơn son thép vàng, nghềlàm đường mía thủ công (ép mía bằng sức trâu bò) mà dấu vết chỉ còn lại ở nơi thờ phương, đình chùa lăng một hoặc trong trí nhớ dân gian. Nghề đóng ghe thuyến đi sông, đi biển phát triển rất sớm ở nhiều nơi mà đỉnh cao tiêu biểu nhất là tại thôn đóng ghe An Nhất Thuyền. Có tài liệu ghi rõ trước năm 1861 khá lâu (năm quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ trong đó có đất BD ngày nay) trên bờ sông Sài Gòn dọc khu vực An Nhất Thuyền chỉ vài cây số đã có trên 20 trại mộc chuyên đóng ghe thuyền tương đối qui mô (nay thuộc địa phận phường Phú Cường). Đặc biệt có nghề nổi tiếng chuyên đóng xe thổ mộ (xe ngựa chở khách và hàng hóa nhẹ), loại phương tiện giao thông phổ biến và tiện lợi ở vùng Thủ Dầu Một (người ta vẫn quen gọi là xe Thủ, có lẽ vì hình dáng trang trí khác với xe thổ mộ (xe ngựa) vùng Gia Định. Có nhiều tài liệu xem Lái Thiêu, ThủDầu Một là một ttong mấy nơi sản xuất được loại xe thông dụng nỳ ở miền đông Nam bộ (nơi kia là vùng Hốc Môn Gia Định, nếu kỹ thuật chế tạo xe ngang nhau thì ở TDM- BD còn có ưu thế hơn về vật liệu gỗ để làm xe, nhất là gỗ tốt, gỗ thật cứng để làm ô, vành và nan bánh xe). Loại xe này trước đây rất phổ biến tiện dụng ở TDM-BD và cách đây không lâu vẫn còn được sử dụng tại địa phương này. Hiện nay BD còn là nơi hiếm hoi còn có thể phục chế được nhiều kiểu xe thổ mộtrước đây để phục vụ cho phim ảnh và một số trung tâm du lịch phía Nam. Tương tự, nghề làm bánh xe bò nổi tiếng ở một số làng nghề như Hưng Định, Vĩnh Phú, Lái Thiêu đang có cơ may phục hồi mạnh mẽ nhưng không phải để làm xe bò như trước mà để xuất khẩu (bánh xe bò) qua nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản… dùng vào việc trang trí tại các khu du lịch, khu Resort… (4)
Cách đây hơn nửa thế kỷ, TDM có một nghề thủ công nổi tiếng cả vùng, cả Sài Gòn - miền tây đều biết đến. Đó là nghề làm khăn xếp (đội đầu) mang tên Suối Đờn (nơi có thiết một dàn nhạc được khởi động bằng dòng nước sông có tên là Suối Đờn) ở Bình Nhâm. Sản phẩm rất đượcưa chuộng này chỉ ngưng sản xuất sau chiến tranh 1948, vì đường giao thông bị gián đoạn, TDM không thể mua nguyên liệu vải từ nhiều tỉnh Hà Đông miền Bắc chở vào. Mặt khác cũng do cách phục sức xưa của nam giới người Việt Nam có nhiều thay đổi, ít còn thấy ai vận áo dài và đội khăn xếp, dù đó khăn xếp mang thương hiệu Suối Đờn BD.
Có thể nói lịch sử hình thành nghề, làng nghề BD luôn gắn liền với nhiều lớp liên dân đến từmiền Bắc, miền Trung và cả một số tỉnh miền biển Nam Trung Hoa. Chính các di dân từ nhiều nguồn văn hóa nói trên là tiêu biểu hơn cả là những thợ lành nghề, nghệ nhân tài hoa torng các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã tạo cho BD dự đa dạng trong ngành nghề và mang đậm nét văn hóa tổng hợp,.. Những giá trị đặc trưng trong văn hóa nghề được thể hiện rõ nét qua sựsáng tạo các công trình kiến trúc mỹ thuật; các sản phẩm mỹ nghệ gốm sứ, điêu khắc, sơn mài…
Kết luận:
Nhận xét chung về nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống BD, các nhà nghiên cứu thường nêu lên các đặc điểm sau đây: (5)
Bình Dương là địa phương có nhiều nghề thủ công truyền thống từ khá lâu đời, nổi bật hơn cả là các ngành nghề: Gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơm mài. Sản phẩm làm ra từ khá lâu để trở thành hàng hòa được thị trường trong va ngoài nước ưa chuộng.
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ BD có nhiều thể loại phong phú, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt có một số sản phẩm đạt chết lượng cao mang đậm tính văn hóa truyền thống VN, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
- Các cơ sở sản xuất nhìn chung có qui mô nhỏ và vừa, hầu hết hoạt động theo tính cách gia đình hay nhóm liên kết. Tuy nhiên cũng có một số cơ sở doanh nghiệp đạt được thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Sau 1975 các cơ sở chính đều hoạt động trong khuôn khổ quốc doanh. Hiện nay đại bộ phận là cơ sở của tư nhân hoặc tổ hợp.
-Đội ngũ thợ thủ công BD khá đông và tập trung, tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm Trường Mỹ nghệ BD sớm thành lập (từ 1901) đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhiều lớp thợ giỏi, có người trở thành những nghệ nhân xuất sắc, những nhà quản lý tài năng.
- Hoạt động thủ công mỹ nghệ BD có một vai trò kinh tế khá quan trọng cho địa phương thu hút một lực lượng lao động có công ăn việc làm ổn định, góp phần cho sự phát triển chung của BD.
Hiện nay tiềm năng kinh tế thủ công còn lớn, kinh nghiệm thành quả của nghề thủ công mỹnghệ lá rất đáng kể, nhưng những khó khăn thách thức đến sự tồn tại và phát triển của ngành nghề truyền thống không phải nhỏ.
Vì thế, ngoài sự tự thân vận động cải tiến và thích ứng để tồn tại, các ngành nghề nói trên rất cần đến kế hoạch định hướng cũng như chính sách, biện pháp hỗ trợ hữu hiệu của đị a phương để có thể tiếp tục phát triển góp phần xứng đáng vào sự phồn vinh của BD và của khu vực.
Qua bao thăng trầm, các ngành nghề, làng nghề BD đang tiến hành kế hoạch phụ chưng và phát triển. Căn cứ vào tiêu chí vể làng nghề qui hoạch tại quyết định 133/2000 QDT.Tg 24-1-2000 của Thủ tướng Chính phủ, kết ủa khảo sát bước đầu của JICA (Nhật) tỉnh BD hiện còn có 17 làng nghề bao gồm: Gốm sứ (08 làng), sơn mài (02), gỗ, điêu khắc mỹ nghệ (02), bánh tráng (02), tăm nhang (02), mây tre đan (02).
Một số xóm nghề, ngành nghề khác đang được sắp xếp củng cố và phát triển để đạt các tiêu chí đề ra và sớm góp mặt vào danh sách làng nghề BD vốn đã nổi tiếng từ lâu đời, cần nên gìn giữ và phát huy.
N.H.H
1.Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO)
2.Lê Ngọc Trà, thách thức của sáng tạo… văn hóa XB2002 (trg272-273)
3.Bùi Văn Trung, làng nghề thủ công truyền thống VN, XB 1998 (trg 15)
4.Theo ông Trần Văn Trí, chủ cơ sở mỹ nghệ Trung Trí (ấp Hòa Long xã Vĩnh Phú (Thuận An). Báo Tuổi trẻ số 256 ngày 18-9-2008
5.Trong đó có nhận xét của PGS Phan An, trong kỷ yếu HTKH “Thủ Dầu Một- Bình Dương 300 năm hình thành và phát triển, 1998 (trg 114)
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 78
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 78
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 77 (Số Xuân Ất Tỵ)
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 77
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 74
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 76
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 76
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 75
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 75
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 74