Đất, Người Bình Dương

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN

Thực hiện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh. Đề tài “Nghiên cứu ngành gốm sứ Bình Dương quá trình paht1 triển và bảo tồn” được thực hiện qua 2 năm từ (2008 đến 2010), do Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương phối hợp với Trung tâm khảo cổ - Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ làm chủ trì và chủ nhiệm đề tài là ThS - NCS. Nguyễn Văn Thủy. Vào đầu tháng 3 năm 2012, đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ bàn giao kết quả đề tài cho các đơn vị thụ hưởng như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Công trình nghiên cứu đã được Hội đồng đánh giá nghiêm thụ đề tài khoa học xã hội và nhân văn đánh giá cao vì đề tài có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Nội dung đạt được nhiều kết quả mang tính khoa học góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu hình thành và phát triển ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương.

Bình Dương là một tỉnh ở khu vực miền đông Nam Bộ, một vùng đất xưa - nay tồn tại và phát triển mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, vang danh cả trong nước và ngoài nước. Sơn mài, điêu khắc gỗ và gốm sứ ở Bình Dương là những làng nghề thủ công truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong cuộc sống cộng đồng cư dân Bình Dương sau hơn 300 năm hình thành và phát triển.          

Gốm Bình Dương ra đời cách nay hàng ngàn năm, có dấu tích hiện tồn qua nhiều di tích khảo cổ học về nghề làm đồ gốm. Đồ gốm đã đi vào cuộc sống của mọi người, dần hoàn thiện và đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều tầng trong xã hội. Đóng góp vào giá trị sự tăng trưởng kinh tế, mà còn là sự thể hiện nét văn hóa, lịch sử truyền thống của Bình Dương.

Nghề gốm sứ, sớm định hình trên đất Bình Dương từ những bước chân của người đi khai khẩn vùng đất mới giàu tiền năng – nguồn đất cao lanh và chất đốt phong phú, hệ thống giao thông thuận tiện. Nghề gốm cũng trải qua bao thăng trầm để tồn tại trên thương trường và nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong nghề nhằm nâng cao sản phẩm, đa dạng về mẫu mã. Nghề gốm sứ hôm nay không những đạt về kỹ thuật trong sáng tạo đồ gốm sứ mà còn dùng kỹ thuật, mỹ thuật biến những vật dụng hằng ngày thành bảo vật có tính chất nghệ thuật đậm màu sắc văn hoá Việt Nam.

            Nghiên cứu ngành gốm sứ ở Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn, nhằm phác họa bức tranh ngành gốm sứ trong một khoảng thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể để thấy được sự kế thừa truyền thống, sự hội tụ của các dòng thợ bởi những phong cách, đặc điểm, kỹ thuật, mỹ thuật khác nhau. Và cũng để phục dựng lại một ngành tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của vùng đất Thủ Dầu Một xưa – Bình Dương nay.

            Nghiên cứu đề tài trong điều kiện Bình Dương đang phát triển đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các cơ sở gốm sứ đã nhiều năm áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại vào các qui trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tỉnh Bình Dương cũng đã có chủ trương về việc di dời các cơ sở ngành gốm sứ ra khỏi khu dân cư trong địa bàn tỉnh để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các lò nung gốm cổ theo lối thủ công truyền thống có bề dày lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm đã và sẽ bị mất đi.

Do đó, việc thực hiện một đề tài nghiên cứu về ngành gốm sứ Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn là việc làm rất cần thiết. Thực hiện đề tài nhằm bảo lưu tư liệu, hình ảnh,... về quá trình hình thành và phát triển, kỹ thuật sản xuất, nghệ thuật trang trí sản phẩm,… Từ nghiên cứu ngành gốm sứ Bình Dương, góp phần vào việc hiểu biết lịch sử, văn hóa tỉnh Bình Dương, văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Bình Dương và vùng đất Nam Bộ nói chung. Nghiên cứu và đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy ngành gốm sứ truyền thống – một  di sản văn hóa Bình Dương.

Đề tài đã đưa ra 2 mục tiêu thực hiện:

Thứ nhất là mục tiêu nghiên cứu khoa học của đề tài: nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX  đến năm 2010. Trọng tâm khảo sát 3 trung tâm hình thành nên ngành gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu nhằm xác lập hệ thống về: Công nghệ sản xuất gốm sứ từ truyền thống đến hiện đại qua các vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, loại hình và kỹ thuật lò nung, các loại hình sản phẩm gốm sứ và tổ chức sản xuất, thị trường; Nghiên cứu các đặc trưng về loại hình sản phẩm như chất liệu và đồ án hoa văn, màu men qua từng giai đoạn phát triển. Nêu những thực trạng bảo tồn và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loại hình lò gốm cổ tại chỗ, lập đầy đủ cứ liệu khoa học, để trình các cấp đề nghị xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa ngành nghề thủ công truyền thống của tỉnh và đề ra những phương án bảo tồn, phát triển bền vững ngành gốm sứ Bình Dương trong hiện tại và tương lai.

Thứ hai là mục tiêu thực tiễn của đề tài: Ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương có lịch sử phát triển lâu dài và đã chiếm một thị phần không nhỏ trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trải qua nhiều biến cố của đất nước, đến nay ngành gốm ở đây vẫn giữ được truyền thống, quy mô hoạt động vững vàng và khẳng định thương hiệu gốm Việt Nam trên thị trường quốc tế như: Minh Long I, Minh Long II, Cường Phát, Hiệp Ký, Bình Đức, Kiến Xương, Minh Phát, Phước Dũ Long,… Sản phẩm gốm sứ hàng năm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách của tỉnh. Ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương thực sự có vai trò quan trọng trong đời sống - kinh tế – xã hội và nhân văn trong cơ cấu kinh tế – văn hóa – xã hội Bình Dương quá trình ra đời, phát triển và khẳng định vị trí của tỉnh.

Quá trình hình thành và phát triển của ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương và đề xuất các giải pháp. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của ngành gốm sứ Bình Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động của quá trình này, sẽ có những biến đổi lớn về diện mạo, quy trình công nghệ, hoặc những thành tựu về loại hình sản phẩm truyền thống dần không sản xuất nữa… Do đó, nghiên cứu góp phần bảo tồn quy trình kỹ thuật, các loại hình lò gốm và sản phẩm sản xuất nhằm hướng tới bảo tồn lò gốm cổ, hình thành Bảo tàng chuyên đề về ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập và tham quan của du khách trong và ngoài nước.

Đề tài nghiên cứu đã đề cập một cách toàn diện về nghề gốm và thực hiện các chuyên đề sau:

- Thực hiện đề cương chi tiết và tổng quát; khảo sát, điều tra các điểm sản xuất, gốm cổ, sản phẩm lưu giữ ở các bảo tàng; báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài; tiến hành khai quật một lò gốm cổ ở xã Tân Mỹ - Tân Uyên và khảo sát, sưu tầm các gốm cổ ở khu lò cổ Chánh Nghĩa.

- Đề tài đề cập một cách toàn diện về nghề gốm cổ từ thời tiền - sơ sử đến nguồn gốc ra đời của gốm sứ Bình Dương; các giai đoạn phát triển nổi bật của nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010. Việc phân bổ của các lò gốm và kỹ thuật truyền thống của gốm sứ Bình Dương: nguyên liệu, xử lý nguyên liệu,tạo dáng sản phẩmmỹ thuật trên gốm. Nung sản phẩm: Kỹ thuật xây lò ốngkỹ thuật xây lò bao (lò bầu). Các loại sản phẩm gốm sứ Bình Dương, thị trường tiêu thụ, trong nước và nước ngoài.

            - Đồng thời kiến nghị và đề xuất các biện pháp bảo tồn ngành gốm sứ Bình Dương trong giai đoạn phát triển tiếp theo, để ngành gốm có điều kiện phát triển, hội nhập và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.

- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hình thành một công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về ngành gốm sứ Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn, bảo tồn định hướng phát triển trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được thể hiện các công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, khai quật khảo cổ, và các chuyên đề được Hội đồng khoa học của tỉnh xét chọn.

Đề tài tập hợp và hệ thống khối lượng các tư liệu, hiện vật, tư liệu điền đã dưới góc độ sử học, khảo cổ học, văn hóa học... Tài liệu lịch sử phát triển của ngành gốm sứ ở Bình Dương cuối thế kỷ XIX - đến 2010 gắn liền với đặc điểm, ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương trong quá trình hình thành và phát triển.  Đề tài đã ghi lại và làm sống lại một phần bức tranh của ngành gốm Bình Dương trong lịch sử.

            Bên cạnh đó, việc khắc họa quy trình sản xuất đồ gốm qua nhiều công đoạn cũng như việc cải tiến quy trình sản xuất qua từng thời kỳ cũng góp phần vào việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Và những tác động của ngành gốm sứ đối với cơ cấu kinh tế -  chính trị - xã hội của Bình Dương trong tiến trình lịch sử cũng là những đóng góp mới trong phạm vi, khả năng một đề tài khoa học nhỏ này. Ngành gốm sứ trong quá trình hình thành và phát triển đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy vùng Bình Dương phát triển đến nay.

Kết luận và kiến nghị:

Hơn 150 năm (1860-2010) hình thành và phát triển, nghề gốm Bình Dương tuy có lúc thăng trầm nhưng liên tục phát triển, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Bình Dương. Trong suốt chiều dài lịch sử 150 năm ấy, lưu dân người Việt và Hoa các cộng đồng cư dân bản địa, đã chung lưng đấu cật, khai dựng cuộc sống cùng với sự giao thoa văn hóa nhiều miền để kết tinh thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người Bình Dương, mà điển hình là các ngành nghề truyền thống. Nét đẹp, văn hóa, trình độ cảm thụ mỹ thuật và khả năng tạo dựng cuộc sống của người dân Bình Dương được thể hiện rõ trên các họa tiết của ngành thủ công truyền thống gốm sứ,  đã chinh phục trái tim và trí tuệ của nhiều người thuộc nhiều miền khác nhau trong nước và trên thế giới.

            Đặc biệt là nghề truyền thống gốm sứ Bình Dương với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về vị trí, địa hình, nguyên liệu, con người cần cù lao động đã đưa nghề gốm từ lúc hình thành, đã không ngừng phát triển trở thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng của vùng Nam kỳ Lục tỉnh và hiện nay. Với nét đặc trưng riêng Gốm Bình Dương.  Ngoài các sản phẩm truyền thống, gốm của Bình Dương hiện nay rất đa dạng ngoài các sản phẩm dân dụng, mỹ thuật truyền thống, nay được bổ sung các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp như sứ cách điện… Kỹ thuật sản xuất gốm ở Bình Dương vẫn còn mang tính thủ công, các công đoạn sản xuất đã sử dụng máy móc, như các mô tơ để quay các bơm phun, một số công đoạn đã tự động hóa, nhưng sức người và đôi bàn tay khéo léo vẫn là chính. 

            Nghề gốm Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 284 lò gốm sứ, công nghệ hiện đại nung ga, nung điện được đưa vô sử dụng, các cơ sở sản xuất chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm đủ đáp ứng cho thị trường xuất. Bình Dương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành nghề, trong đó đặt biệt là các lò gốm.

            Ngày nay Bình Dương là một trong các tỉnh thành nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam. Trong giai đoạn hiện nay, để có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cùng với cả nước, Bình Dương đã và đang tiến hành thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các ngành nghề, trong đó đặc biệt là các ngành gốm sứ. Cùng với nông nghiệp, ngành gốm đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân, vùng đất này ngay từ khi mới được hình thành. Đến nay, vị trí của ngành gốm Bình Dương không những không mất đi mà còn tăng thêm giá trị văn hóa tinh thần và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc qua những sản phẩm nghề thủ công truyền thống.

            Nghiên cứu và Bảo tồn ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương là thể hiện trách nhiệm và tình cảm của cộng đồng cư dân Bình Dương hiện nay đối với những thành tựu lao động của người Bình Dương trong tiến trình lịch sử một vùng đất. Những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học này sẽ là một phần nhỏ trong việc bảo lưu những tinh hoa lao động - văn hóa của một ngành nghề đã từng một thời tồn tại và phát triển rực rỡ từ trong quá khứ hình thành. Hy vọng những kiến nghị bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống thuộc ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương nhận được sự quan tâm của cộng đồng cư dân đang sống và lao động trên đất Bình Dương, của chính quyền các cấp và những doanh nghiệp đang đi tìm những hướng đi mới trong việc phát triển bền vững một nghề sản xuất thủ công đã từng là niềm tự hào của cả cộng đồng.

Kiến nghị:

- Với xu hướng phát triển của ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương như hiện nay. Các nhành chức năng sớm có những chính sách phù hợp để ngành gốm sứ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

- Bảo tồn ngành gốm sứ Bình Dương cần được xúc tiến kèm theo các chính sách phù hợp của tỉnh. Với các nội dung mà đề tài đã kiến nghị.

- Đề nghị UBND tỉnh cho tiếp tục nghiên cứu về gốm sứ Bình Dương. Theo kết quả của đề tài, chúng tôi nhận thấy cần thiết nên nghiên cứu sâu hơn về những chuyển biến của ngành gốm sứ từ năm 2000 đến nay và việc phân định các dòng gốm cổ xưa của Bình Dương cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn.

- In ấn công trình nghiên cứu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương làm tư liệu  học tập, nghiên cứu.

Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24385249