Lịch sử Việt Nam

Tín ngưỡng thờ quan thánh đế quân và quan đế miếu ở vùng Hồng Ngự

  • Đỗ Kim Trường
  • 07/11/2016

        1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân ở vùng Hồng Ngự

            Tín là đức tin, niềm tin. Ngưỡng là ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, tức hướng đến một điều gì, một ước mong nào đó. Từ điển Việt – Hán thông dụng giải thích tín ngưỡng là lòng tin vào một tôn giáo [1]. Ở gốc độ văn hóa, tín ngưỡng là hệ thống giá trị tâm linh hướng đến các thế lực siêu nhiên mong ước sự tốt đẹp trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.

            Tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế (Quan Công) xuất phát từ đâu? Có ý kiến cho rằng, trong tư duy nhị nguyên của người Hoa, họ thường chú ý tính chất có đôi, có cặp nên bên cạnh miếu thờ Bà Thiên Hậu thì cũng có Miếu Ông thờ Quan Thánh Đế. Cùng với đó, ở Quan Thánh Đế hội tụ đầy đủ những chuẩn mực đạo đức phong kiến như: nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín nên thờ Ông là thể hiện sự đề cao lòng trung thành, hiệp nghĩa, trừ gian, tức những ước mong tốt đẹp gửi gắm vào yếu tố tâm linh. Mặt khác, khi rời bỏ cố quốc vì lý do chính trị hay kinh tế, ở vùng đất mới, người Hoa tìm thấy sự trung can của Quan Thánh Đế qua hành động “phản Thanh phục Minh” của mình, họ nhận thức được chữ tín của Ông có thể giúp lập được quan hệ tốt đẹp với cộng đồng dân cư trên quê hương mới. Từ đó, Quan Thánh Đế là hình mẫu cần thiết để noi gương và họ lập Quan Đế Miếu (còn gọi Chùa Ông) để thờ Ông.[2]  

            Trong lịch sử, khi phong trào “phản Thanh phục Minh” nổ ra ở Trung Quốc, một đợt di dân tự phát lớn của các di thần nhà Minh sang nước ta. Qua các thương nhân đi trước, đa số người Hoa đến với vùng đất mới phương Nam và trong hành trang của họ là tư duy nhị nguyên, là hình mẫu chuẩn mực đạo đức phong kiến như đã nêu trên, mà Quan Công là điển hình, nên cũng không thể thiếu biểu tượng tâm linh là việc lập Quan Đế Miếu.

            Tại sao chính quyền chúa Nguyễn cho phép người Hoa được xây dựng Quan Đế Miếu? Tạ Chí Đại Trường lý giải rằng, sau khi chỉ định vùng đất Đồng Nai và Mỹ Tho cho các binh tướng Minh thần đến khai khẩn qua sự kiện “phản Thanh phục Minh”, trong các di thần nhà Minh, nổi lên tầng lớp thương nhân. Họ là những người “ít học” nhưng có thế lực kinh tế nên mới thúc đẩy phát triển những bộ môn văn nghệ tầm thường như hý kịch, tiểu thuyết tác động ngược vào giới nho sĩ người Việt. “Tính chất lưu vong và thương nhân ít học (so với nho sĩ khoa bảng) khiến cho  người Hoa biết “tiểu thuyết” nhiều hơn Kinh Truyện, và tin nhân vật tiểu thuyết lịch sử hơn là trong sử kí. Thần Quan Đế của họ mang tính khu vực lưu tán (Nam Trung Quốc) là hình ảnh rút từ Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung chứ không phải từ Tam quốc chícủa Trần Thọ. Các đền miếu Quan Đế của họ xuất hiện từ Bắc chí Nam (Việt), thờ phụng một võ tướng trung tín,

Xem trọn bộ tại đây

Đỗ Kim Trường


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283596